Nhận định thị trường chứng khoán từ 21-25/2: Nên tích lũy trong khu vực 1.480-1.520 điểm

Các chuyên gia cho rằng, hiện dòng tiền đang vào thị trường khá yếu, nên xu hướng hồi phục của thị trường chứng khoán trong tuần tới (từ 21 - 25/2) vẫn chưa chắc chắn.
Nhận định thị trường chứng khoán từ 21-25/2: Nên tích lũy trong khu vực 1.480-1.520 điểm

VN-Index đóng cửa tuần (từ 14 - 18/2) trên mốc 1.500 điểm, đây cũng là tuần tăng điểm thứ ba liên tiếp của chỉ số này. Tuy nhiên, dòng tiền đang vào thị trường khá yếu, vì vậy chuyên gia từ công ty chứng khoán nhận định rằng, xu hướng hồi phục của thị trường trong tuần tới (từ 21 - 25/2) vẫn chưa chắc chắn và chiến lược đầu tư thích hợp được khuyến nghị sẽ là giao dịch "lướt sóng" ngắn hạn.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), tuần giao dịch qua tương đối kịch tính, khi có hàng loạt các thông tin tiêu cực trên thị trường như việc lạm phát tại một số nước lớn tăng mạnh, cũng như căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine leo thang.

Tuy vậy, lực cầu tại những vùng giá thấp vẫn là tương đối tốt giúp chỉ số nhanh chóng hồi phục và VN-Index có tuần tăng thứ 3 liên tiếp. Cụ thể, VN-Index tăng 0,2% lên 1.504,84 điểm. Bên cạnh đó, HNX-Index diễn biến tích cực khi tăng 2,04% lên mức 435,61 điểm.

Tuy nhiên, thanh khoản trong tuần qua tiếp tục không được tích cực khi chỉ xấp xỉ tuần trước đó và đây đã là tuần thứ 4 liên tiếp thanh khoản ở mức dưới trung bình, với khoảng 23.500 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên cả hai sàn.

Khối ngoại giao dịch tuần qua diễn biến theo chiều hướng tích cực, nhưng cũng kém sôi động so với tuần trước đó. Tính chung toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khối lượng 23,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 1.544 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng sau khi là "người hùng" trong tuần trước đó đã đảo chiều giảm mạnh trong tuần qua với 4,2% giá trị vốn hóa, tạo nên áp lực điều chỉnh lên thị trường. Theo đó, VPB giảm 1,9%, VCB giảm 3,1%, MBB giảm 3,8%, TCB giảm 3,9%, ACB giảm 5,2%, SHB giảm 5,5%, CTG giảm 6%, BID giảm 6,7%...

Rất may là các nhóm cổ phiếu còn lại đều có mức tăng trưởng để "đỡ" thị trường. Có thể kể đến ngành dịch vụ tiêu dùng với mức tăng 4,5% giá trị vốn hóa, nhờ sự đóng góp tích cực của các cổ phiếu bán lẻ như: DGW tăng 3,6%, FRT tăng 3,5%..., cổ phiếu hàng không như: ACV tăng 3,7%, HVN tăng 4,2%, VJC tăng 12,2%...

Bên cạnh đó, ngành hàng tiêu dùng tăng 3,8% giá trị vốn hóa, chủ yếu nhờ mức tăng mạnh của trụ cột trong nhóm là MSN tăng 9%. Ngành dược phẩm và y tế 3,9% giá trị vốn hóa. Các mã tăng mạnh trong nhóm này như: DHG tăng 7,3%, IMP tăng 2%, TRA tăng 1,4%... Các ngành khác đều tăng như: công nghiệp tăng 3,6% giá trị vốn hóa, tiện ích cộng đồng tăng 2,7%, tài chính tăng 1,9%, công nghệ thông tin tăng 0,9%, nguyên vật liệu tăng 0,2%.

Theo SHS, dù thị trường trụ vững trên ngưỡng tâm lý 1.500 điểm giúp củng cố tâm lý của các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu, nhưng việc dòng tiền vẫn đang vào thị trường khá yếu thể hiện qua mức thanh khoản có tuần thứ tư liên tiếp thấp hơn trung bình.

Trong tuần giao dịch tiếp theo, từ 21 - 25/2, nếu dòng tiền chưa có được sự cải thiện thì chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn biến giằng co và tích lũy trong khu vực 1.480-1.520 điểm.

Nhà đầu tư đã tham gia mua vào trước Tết trong các phiên 12/1, 18/1 và 24/1 có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại để hướng đến vùng kháng cự 1.530-1.550 điểm có thể đạt được trong thời gian tới, SHS khuyến nghị.

Dưới góc nhìn Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), dù chỉ số chung đang phát đi nhiều tín hiệu lạc quan hơn khi kết tuần trên 1.500 điểm, bất chấp những thông tin tiêu cực từ thị trường chứng khoán thế giới, nhưng chỉ số vẫn sẽ có xu hướng tạo lại nền tích lũy quanh vùng 1.500 điểm với biên độ khoảng +/-10 điểm trong tuần tới.

Trong giai đoạn này, chiến lược đầu tư thích hợp sẽ là giao dịch "lướt sóng" ngắn hạn trong biên độ hẹp, với yêu cầu tuân thủ chặt chẽ các ngưỡng cắt lỗ và chốt lời để đề phòng trường hợp thị trường bất ngờ xuất hiện nhịp điều chỉnh giảm mạnh vượt ngoài kỳ vọng, VCBS khuyến nghị.

Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) đưa ra quan điểm, để thực sự quay trở lại xu hướng tăng, chỉ số VN-Index vẫn cần phải vượt qua kháng cự 1.512 điểm với khối lượng giao dịch tăng lên để củng cố cho khả năng sẽ đi lên vùng kháng cự tiếp theo tại 1.537 điểm. Ngược lại, nếu chỉ số VN-Index phá hỗ trợ 1.470 điểm trước thì rủi ro điều chỉnh giảm trở lại vùng 1.425 - 1.400 điểm trên chỉ số vẫn còn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Trong bối cảnh thị trường truyền thông và giải trí cạnh tranh khốc liệt, Yeah1 ghi dấu ấn bằng kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý đầu năm 2025. Doanh nghiệp này còn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại khi một quỹ lớn đến từ Phần Lan chính thức trở thành cổ đông lớn...

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

Sau một năm 2024 đầy biến động, hệ sinh thái Vingroup bước sang năm 2025 với khí thế bứt phá ngoạn mục, thể hiện rõ qua loạt báo cáo tài chính quý 1 từ các "trụ cột" trong tập đoàn (bất động sản, sản xuất đến bán lẻ0 đồng loạt ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng...

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với cuộc đua margin sôi động chưa từng có, khi hàng loạt công ty chứng khoán như VPS, Kafi, SSI, VCBS và VPBankS liên tiếp thiết lập những kỷ lục mới về tăng trưởng dư nợ...

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 đã có một phiên giao dịch đầy biến động do áp lực từ nhóm cổ phiếu công nghệ, trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi loạt thông tin quan trọng về dữ liệu kinh tế và báo cáo lợi nhuận từ một số tập đoàn lớn nhất nước Mỹ…