Nhập khẩu xăng dầu tháng 1/2023 tăng gấp đôi cùng kỳ

Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu các loại vào Việt Nam trong tháng 1/2023 tăng đột biến so với những tháng trước đây và so với cùng kỳ năm 2022...

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 1/2023 nhập khẩu xăng dầu các loại đạt 1,03 triệu tấn, với trị giá 911 triệu USD, tăng 8,6% về lượng và tăng 10,8% về trị giá so với tháng trước.

So với cùng kỳ năm 2022, lượng nhập khẩu xăng dầu đã tăng 69,8% và trị giá tăng 99,7%.

Vẫn theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu các loại vào Việt Nam tăng mạnh ở hai thị trường chính là Hàn Quốc 369 nghìn tấn, thị trường Singapore là 243 nghìn tấn, tăng 2,5 lần.

Bên cạnh đó, các thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn khác như Malaysia là 220 nghìn tấn, tăng 28,5%, nhập khẩu xăng dầu từ Thái Lan là 83 nghìn tấn, giảm 18,4%.

Nhập khẩu xăng dầu trong tháng 1 tăng mạnh
Nhập khẩu xăng dầu trong tháng 1 tăng mạnh

Thống kê của Tổng cục Hải quan chỉ ra, 4 thị trường lớn ở châu Á chiếm đến hơn 87% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của cả nước trong tháng 1/2023.

Quay trở lại năm 2022, trong năm này Việt Nam nhập khẩu 8,87 triệu tấn xăng dầu các loại với kim ngạch đạt 8,97 tỷ USD, tăng 27,7% về lượng và tăng 118,5% về kim ngạch so với năm 2021.

Trước đó, trong bối cảnh nguồn cung của thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, Bộ Công Thương đã đưa ra hai kịch bản dự kiến về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu đến năm 2023.

Theo đó, kịch bản 1 có tỷ lệ tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25 triệu 900 nghìn m3/ tấn và kịch bản 2 tăng trưởng 15%, tương đương 26 triệu 760 nghìn m3/ tấn.

Sản lượng này phải được phân bổ từng tháng, quý. Mỗi tháng, quý căn cứ vào số liệu thực hiện trên phần mềm quản lý sẽ áp dụng từ 1/1/2023 để có điều chỉnh phù hợp.

Bộ Công Thương giải thích, trong phân giao này cần tách bạch tương đối giữa sản lượng nhập khẩu và mua hàng sản xuất trong nước. Nếu doanh nghiệp nào không có đủ năng lực thì liên kết với nhau để nhập.

“Từng doanh nghiệp phải có sản lượng nhập để khẳng định trong mọi tình huống có nguồn cung ra thị trường. Việc phân giao này phải căn cứ kế hoạch sản xuất của nhà máy trong nước, nhất là kế hoạch duy tu, bảo dưỡng định kỳ để có sự điều chỉnh kịp thời”, Bộ Công Thương chỉ đạo.

Trong một diễn biến liên quan, từ ngày 1/1/2023 Bộ Công Thương sẽ thống nhất quản lý hệ thống kinh doanh xăng dầu đối với doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối bằng công nghệ số do đơn vị này chủ trì, và dự kiến tháng 12 sẽ có buổi tập huấn thống nhất về ứng dụng phần mềm quản lý xăng dầu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...