Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh đề xuất lùi lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Bên cạnh nhiều ý kiến đồng quan điểm với NHNN thì vẫn có những nhận định cho rằng việc lùi lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là chưa cần thiết.
Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh đề xuất lùi lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, đưa ra 2 phương án về lộ trình hạ tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tại các ngân hàng. 

Phương án đầu tiên là tiếp tục giữ tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 40% đến 31/3/2021 và sẽ hạ dần theo tỷ lệ cũ trong các năm tiếp theo. Với phương án thứ hai, các ngân hàng sẽ duy trì tỷ lệ 40% đến hết ngày 30/9/2021 và hạ dần sau đó. 

Theo NHNN, để giảm chi phí vốn và triển khai lãi suất ưu đãi cho khách hàng, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong cơ cấu huy động vốn. Do vậy, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ mức 40% về 37% từ ngày 1/10/2020 theo lộ trình tại Thông tư 22/2019 có thể dẫn đến phương án cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng gặp khó khăn. 

Với áp lực của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lượng tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng dự kiến sẽ còn giảm. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất, duy trì dư nợ trung dài hạn ổn định cho khách hàng, cơ quan này thấy rằng có thể xem xét lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn theo hai phương án, lùi thêm 6 tháng hoặc 1 năm. 

Đồng quan điểm với NHNN, chuyên gia Cấn Văn Lực cho biết việc lùi lộ trình áp dụng trần tỷ lệ trên căn cứ theo đề xuất của các tổ chức tín dụng (TCTD). Hiện nay, nhu cầu của doanh nghiệp vay trung, dài hạn nhiều hơn để tận dụng ưu đãi lãi suất tương đối hấp dẫn. Tín dụng trong 6 tháng đầu năm cho thấy tăng trưởng dư nợ trung dài hạn cao hơn ngắn hạn. 

Ông Lực cho rằng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dồi dào chứng tỏ tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn hiện nay không phải là vướng mắc nhưng việc lùi lộ trình sẽ tháo gỡ một phần khó khăn cho các TCTD nếu muốn họ hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn.

Trước đó, CTCK KB Việt Nam (KBSV) từng đề cập lãi suất huy động có thể tăng trong nửa cuối năm 2020 khi lộ trình siết tỷ lệ huy động ngắn cho vay trung và dài hạn có hiệu lực, đẩy mức độ cạnh tranh về tiền gửi và làm đảo chiều xu hướng lãi suất tiền gửi đang giảm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn ý kiến cho rằng việc lùi thời hạn siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn ngay cả trong trường hợp Covid-19 còn tiếp túc tác động đến nền kinh tế. Bởi việc cần tiếp tục thực hiện là kiểm soát và hạn chế dòng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn để bảo đảm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng và mang lại lợi ích lâu dài.

Chưa kể, vốn trung và dài hạn chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, nếu giãn lộ trình vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn có thể khiến cho thị trường phát triển theo hướng khó kiểm soát. 

Xem thêm

Thừa vốn - khó cho vay, ngân hàng tìm "bến đỗ" an toàn

Thừa vốn - khó cho vay, ngân hàng tìm "bến đỗ" an toàn

Trong bối cảnh nguồn vốn đang dư thừa tăng trưởng tín dụng chậm chạp nhưng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền, các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp đang bị "tuýt còi" thì trái phiếu Chính phủ đang được xem như là một "bến đỗ" an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...