Những dự án nghìn tỷ thua lỗ khiến loạt lãnh đạo Vinachem “lao đao”

Đạm Ninh Bình đã thua lỗ 4 năm liên tiếp khiến khoản lỗ luỹ kế lên đến hơn 3.000 tỷ đồng. Tương tự, 2 dự án khác là Đạm Hà Bắc, Đạm Lào Cai do Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) đầu tư cũng trong t
Những dự án nghìn tỷ thua lỗ khiến loạt lãnh đạo Vinachem “lao đao”

Uỷ ban Kiểm tra trung ương mới đây đã công bố các vi phạm tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem). Cụ thể, theo Uỷ ban Kiểm tra trung ương, Ban Thường vụ Đảng uỷ Vinachem nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng, Đảng viên; không xem xét, xử lý trách nhiệm đối với một số cán bộ, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Tập đoàn có vi phạm, khuyết điểm để các đơn vị hoạt động không hiệu quả, thua lỗ nhiều năm. Điều động, luân chuyển, bổ nhiệm một số trường hợp vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, Uỷ ban Kiểm tra trung ương cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm, khuyết điểm của các lãnh đạo Vinachem khi đầu tư vào các dự án như Đạm Ninh Bình, Dự án DAP số 2 Lào Cai, dự án đạm Hà Bắc.

Đạm Ninh Bình 12.000 tỷ thua lỗ hơn 3.000 tỷ đồng

Theo kết quả tài chính năm 2016 Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình dự kiến lỗ 1.078 tỷ đồng. Trước đó, 5 năm liền kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động đều liên tục thua lỗ. Như vậy, khoản lỗ luỹ kế đã lên đến hơn 3.000 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, với phương án tiếp tục sản xuất, công ty dự kiến giảm lỗ khoảng 250 tỷ đồng so với phương án ngừng máy toàn bộ trong năm 2017. Năm 2017 nếu dừng nhà máy dự kiến lỗ 1.200 tỷ đồng.

Để thực hiện dự án này, Đạm Ninh Bình đã vay China Eximbank (Trung Quốc) khoản vay trị giá 250 triệu USD với thời hạn vay 15 năm. Tính đến ngày 31/3/2017, dư nợ của khoản vay là 162,5 triệu USD (đã trả nợ gốc 7 kỳ với tổng số tiền 87,5 triệu USD). Bên cạnh đó là các khoản vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước khác như VDB, Vietcombank Ninh Bình, BIDV Tây Hồ…

Tuy nhiên, do lỗ nặng, Vinachem mới đây đã kiến nghị được khoanh nợ gốc, chỉ trả nợ lãi phát sinh và phí cho vay lại trong 5 năm từ 2017 đến 2022 đối với khoản vay China Eximbank. Vinachem dự kiến số chi trả nợ gốc sẽ kéo dài đến hết năm 2028.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, tới thời điểm ngày 28/7/2016 tổng số tiền nợ của Đạm Ninh Bình là 10.257 tỷ đồng, nợ quá hạn 227,3 tỷ đồng. Trong đó, vay dài hạn là hơn 8.410 tỷ đồng, vay ngắn hạn gần 1.627 tỷ đồng. Khoản nợ quá hạn hơn 227 tỷ đồng đều là khoản vay ngắn hạn.

Mặc dù Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đã hỗ trợ công ty trả nợ thay khoản nợ gốc và lãi vay đầu tư đến hết năm 2016 nhưng Đạm Ninh Bình vẫn không thể cân đối được dòng tiền để trả cho các khoản vay ngắn hạn.

Đạm Hà Bắc năm 2016 mới hết lỗ lũy kế

Nhà máy Đạm Bắc Hà được hình thành trong giai đoạn xây dựng đất nước sau chiến tranh năm 1960. Năm 2010, Công ty TNHH Một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Hanichemco) triển khai dự án cải tạo, mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc với tổng vốn đầu tư 568 triệu USD. Theo đó, công suất nhà máy phân đạm Hà Bắc lên mức 500.000 tấn urê, trong đó đầu tư một dây chuyền sản xuất mới có công suất 320.000 tấn urê, và cải tạo dây chuyền sản xuất hiện có sang sử dụng nguyên liệu than cám có công suất 180.000 tấn urê một năm.

Do dự án mở rộng Nhà máy mới đi vào hoạt động nên áp lực về chi phí lãi vay bị phân bổ và trích khấu hao khá cao. Theo kế hoạch năm đầu tiên (năm 2015), công ty lỗ 26,55 triệu USD, tương đương với 585 tỷ đồng, năm thứ 2 (năm 2016) lỗ 5,659 triệu USD, tương ứng 124,69 tỷ đồng. Tới năm thứ 3 (năm 2017) công ty dự kiến sẽ lãi 4 triệu USD, tương ứng với 88,3 tỷ đồng (tính theo tỷ giá tại thời điểm hiện nay). Dù có lãi trở lại từ năm 2017 nhưng phải đến năm 2019 công ty mới hết lỗ luỹ kế.

Lãnh đạo công ty cho biết, nguyên nhân dẫn tới tình cảnh thua lỗ như trên là do nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các ngành sản xuất công nghiệp, dẫn đến tiêu thụ khí công nghiệp gặp khó khăn. Trong khi đó, thị trường urê cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất trong nước, giữa urê trong nước với urê nhập khẩu, đặc biệt là hàng nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc.

Đạm Lào Cai bị phanh phui nhiều sai phạm

Cuối năm 2014, CTCP DAP số 2-VINACHEM thuộc Công ty TNHH MTV Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) tổ chức lễ xuất xưởng lô sản phẩm phân bón Điamôn Phốtphát (DAP) đầu tiên từ dây chuyền sản xuất DAP công suất 330.000 tấn/năm. Báo cáo đến hết tháng 6/2016, Đạm Lào Cai đã lỗ 281 tỷ đồng.

Ngoài việc thua lỗ lớn, mới đây, Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng tại dự án này. Cụ thể như điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình còn sai sót, làm tăng tổng mức đầu tư gần 79,9 tỷ đồng.

Công tác đàm phán, ký kết hợp đồng với gói thầu EPC còn một số tồn tại dẫn đến giá một số hạng mục công trình và vật tư, thiết bị trong biểu giá hợp đồng cao hơn so với giá dự phòng. Chính điều này đã làm tăng giá trị hợp đồng hơn 145 tỷ đồng và hơn 2,5 triệu USD…

Kết luận cũng chỉ ra việc CTCP DAP số 2 có sai sót trong nghiệm thu, thanh toán vượt hơn 1,2 triệu USD tiền thuế giá trị gia tăng mua hàng nhập khẩu tại gói thầu EPC. Đơn vị này cũng không tính đúng tỷ trọng thanh toán của các thành phần chi phí như thiết kế/kỹ thuật/bản quyền, mua sắm, xây dựng dẫn đến thanh toán vượt gần 47.000 USD. Việc nghiệm thu, thanh toán thừa khối lượng quét nhựa đường chống thấm, thanh toán sai giá ghi thuộc hạng mục đường sắt làm sai tăng hơn 235 triệu đồng.

Theo Nguyễn Thảo/ Bizlive

>> "Điểm mặt" 12 dự án thua lỗ, yếu kém thuộc ngành công thương

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...