Những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 thấp nhất thế giới

Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo và Haiti là những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trên thế giới, dữ liệu từ Our World in Data cho thấy.
Những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 thấp nhất thế giới

Theo thống kê của Our World in Data, chỉ 0,05% dân số Burundi đã được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa Covid-19. Ở CHDC Congo, 0,4% người dân đã được tiêm ít nhất một liều, trong khi ở Haiti, tỷ lệ này mới đây đã tăng lên khoảng 1%.

Ở các nước có thu nhập thấp, chỉ 5,5% người dân đã được tiêm chủng đầy đủ, theo Our World in Data. Ở các nước có thu nhập cao, 72% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ với ít nhất hai liều vaccine.

Các quốc gia chịu bất ổn và xung đột chính trị cũng là những nơi ít được tiêm chủng nhất trên thế giới, với các cuộc chiến bạo lực khiến các chương trình vaccine khó tiếp cận với dân số chung của họ.

Tại Yemen, nơi nội chiến bùng phát từ năm 2014, chưa đến 2% dân số được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Nam Sudan, nơi các tranh chấp về quyền lực vẫn tiếp tục diễn ra ngay cả sau khi cuộc nội chiến chính thức kết thúc vào năm 2018, cũng có tỷ lệ tiêm chủng vào khoảng 2%.

Phần lớn các quốc gia châu Phi đều có tỷ lệ tiêm chủng thấp, bao gồm Chad, Madagascar và Tanzania, có tỷ lệ tiêm chủng chỉ từ 1,5% đến 4%.

Nam Phi, nơi chủng virus omicron lần đầu tiên được xác định vào năm ngoái, mới chỉ tiêm vaccine cho ít hơn một phần ba dân số của họ. Tương tự, các quốc gia Caribe như Jamaica, Saint Lucia và Saint Vincent và Grenadines cũng vậy. 

Vào tháng 10, WHO đã đặt mục tiêu cho các quốc gia tiêm chủng cho 70% dân số vào giữa năm 2022, nhưng nhiều quốc gia đang bị tụt lại phía sau. Tuần trước, Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết Covid-19 có thể không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu vào năm 2022 nếu một số hành động nhất định - bao gồm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với vaccine - được thực hiện.

Mesfin Teklu Tessema, giám đốc y tế cấp cao của tổ chức cứu trợ nhân đạo, Ủy ban Cứu hộ Quốc tế, nói với CNBC rằng sự bất bình đẳng về vaccine “chỉ khiến đại dịch kéo dài thêm”. “Để cứu sống người dân và bảo vệ hệ thống y tế đã quá tải, chúng ta cần xây dựng bức tường miễn dịch toàn cầu thông qua tiêm chủng. Để làm như vậy, chúng ta phải ưu tiên tiếp cận cho những người tị nạn và những người khác đang trải qua cuộc khủng hoảng nhân đạo, những người sống ngoài tầm với của các dịch vụ chính phủ. ”

Có thể bạn quan tâm