Những sự kiện chứng khoán đáng chú ý trong ngày 4/6

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý trong ngày 4/6 về các doanh nghiệp đã được niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán.
Những sự kiện chứng khoán đáng chú ý trong ngày 4/6

YEG: Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Yeah1 (YEG – HOSE) đã bán toàn bộ hơn 4,03 triệu cổ phiếu YEG sở hữu, tỷ lệ 12,89% trong ngày 01/6 theo phương thức thỏa thuận. Liên quan đến YEG, Tập đoàn này vừa có thông báo về danh sách đề cử thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 và không có tên ông Tống.

NKG: Ông Hồ Minh Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Nam Kim (NKG – HOSE) đã mua vào 3 triệu cổ phiếu NKG từ ngày 23/5 đến 01/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Quang đã nâng sở hữu tại NKG lên hơn 31,15 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 14,2%.

HSG: CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG – HOSE) thông qua việc phát hành hơn 4,93 triệu cổ phiếu ESOP, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 12 tháng.

APG: Ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán APG (APG – HOSE) chỉ mua được hơn 1,09 triệu cổ phiếu APG trong tổng số 3 triệu cổ phiếu APG đăng ký mua từ ngày 29/4 đến 29/5 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Hưng đã nâng sở hữu tại APG lên hơn 24,05 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 16,44%.

DGC: Ông Đào Hữu Tú, bố vợ của ông Nguyễn Văn Kiên – Trưởng ban kiểm soát CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC – HOSE) đã bán ra 3 triệu cổ phiếu DGC từ ngày 31/5 đến 02/6 theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, ông Tú đã giảm sở hữu tại DGC xuống còn hơn 342.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,2%.

BWE: Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT CTCP Nước – Môi trường Bình Dương (BWE – HOSE) đã mua vào 500.000 cổ phiếu BWE từ ngày 17/5 đến 1/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Thiền đã nâng sở hữu tại BWE lên hơn 8,46 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,38%.

PTB: Bà Lê Thị Kim Sang, vợ ông Lê Văn Thảo – Tổng giám đốc CTCP Phú Tài (PTB – HOSE) đã bán ra 150.000 cổ phiếu PTB từ ngày 10/5 đến 02/6 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Sau giao dịch, bà Sang đã giảm sở hữu tại PTB xuống còn hơn 587.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,86%.

VSI: Ngày 14/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2021 của CTCP Đầu tư và Xây dựng cấp thoát nước (VSI – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 15/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 20%, thanh toán bắt đầu từ ngày 27/6/2022.

NTH: Ngày 14/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 3 năm 2021 của CTCP Thủy điện Nước Trong (NTH – HNX) ngày đăng ký cuối cùng là 15/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 30/6/2022.

HVT: CTCP Hóa chất Việt Trì (HVT – HNX) thông qua việc trả cổ tức còn lại năm 2021 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào 20/6/2022 và thanh toán bắt đầu từ ngày 06/7/2022.

TTL: CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG, cổ đông của Tổng CTCP Thăng Long (TTL – HNX) đã mua vào hơn 3,35 triệu cổ phiếu TTL trong ngày 30/5. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại TTL lên hơn 4,81 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 11,5%.

MAC: Bà Nguyễn Thị Thu Ngà, cổ đông lớn của CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng hải (MAC – HNX) đã mua vào hơn 387.000 cổ phiếu MAC trong ngày 30/5. Qua đó, nâng sở hữu tại MAC lên hơn 1,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 9,96%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...