Bộ trưởng Hadi Sirika tiết lộ, hãng hàng không mới sẽ có sự kết hợp giữa máy bay Airbus và Boeing, nhưng hãng cũng sẵn sàng cânh nhắc thêm máy bay phản lực thân hẹp của Trung Quốc, đã được các cơ quan quản lý Trung Quốc chứng nhận vào 30/9.
“Trung Quốc và Nigeria có một mối quan hệ rất thân tình và hữu nghị, đôi bên cùng có lợi”, Bộ trường Sirika cho biết. Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã cho châu Phi vay hàng tỷ USD để xây dựng các tuyến đường sắt, nhà máy điện và đường cao tốc nhằm tăng cường mối quan hệ với châu lục này trong khi khai thác khoáng sản và dầu mỏ.
Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi, là nhà nhập khẩu hàng đầu của Trung Quốc, đạt giá trị 23 tỷ USD vào năm 2021.
Mạng lưới giao thông và điện yếu kém của Nigeria đã cản trở tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập kỷ, kìm hãm sự phân bổ của cải ở nền kinh tế lớn nhất châu Phi, nơi 40% người dân sống dưới mức nghèo khổ quốc gia.
Tuy nhiên, quốc gia này đang phát triển lĩnh vực hàng không, nơi lưu lượng truy cập hiện trên mức trước đại dịch Covid-19, ông Sirika nói. Hãng hàng không Nigeria Air là một trong những hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử năm 2015 của Tổng thống Muhammadu Buhari.
Vào 30/9, Trung Quốc đã ca ngợi sự phát triển của máy bay phản lực chở khách đầu tiên của họ như là hiện thân của mục tiêu hướng tới xu hướng tự cung tự c ấp của đất nước, với phê duyệt an toàn trao cho dòng máy bay được cho là lời thách thức tới các “đại gia máy bay” phương Tây.
Tờ Tân Hoa Xã cho biết, chiếc máy bay C919 đầu tiên, được thiết kế để cạnh tranh với các mẫu máy bay một lối đi phổ biến do Airbus và Boeing sản xuất, sẽ được chuyển giao vào cuối năm nay.
Vẫn chưa rõ khi nào chiếc máy bay này có thể được Hoa Kỳ hoặc Châu Âu chứng nhận, mở ra con đường tiêu thụ ở hầu hết các thị trường nước ngoài, nhưng các nhà phân tích trong ngành cho rằng sẽ mất tới một thập kỷ trước khi Trung Quốc có thể nghiêm túc thách thức tính độc quyền của Boeing và Airbus.