Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng vội vã “hạ tốc" tín dụng

Ở đâu đó, một vài nhà băng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng tới 39%, có nhà băng tín dụng lại “đi thụt lùi”. Mục tiêu tăng tín dụng toàn ngành trong năm 2016 là từ 18-20% được đánh giá “khả thi”, son
Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng vội vã “hạ tốc" tín dụng

Ở đâu đó, một vài nhà băng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng tới 39%, có nhà băng tín dụng lại “đi thụt lùi”. Mục tiêu tăng tín dụng toàn ngành trong năm 2016 là từ 18-20% được đánh giá “khả thi”, song mối nguy nợ xấu tăng cao cũng hiện diện đáng ngại hơn.

Tín dụng tăng trưởng quá “nóng” trong nửa đầu năm 2016 đã kéo theo nợ xấu tăng từ mức 2,62% vào cuối tháng 3 lên tới 2,78% vào cuối tháng 5/2016. Xét về số tuyệt đối, quy mô dư nợ nợ xấu “phình” to hơn và chất lượng nợ xấu – có nguy cơ mất vốn cũng tăng đột biến, gấp 2-3 lần con số trước đó, càng làm tốn kém hơn nguồn dự phòng rủi ro.“Hãm” tín dụng!Cuối năm 2015, với diễn biến hoạt động tín dụng tăng trưởng lạc quan ở mức trên 17%, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khi ấy cho biết, năm 2016, tín dụng có thể tăng trưởng cao hơn, vượt mức 18% và có thể tăng tới 20%.Đến cuối tháng 3/2016, khi các chuyên gia lên tiếng cảnh báo tín dụng đang tăng “nóng”, dẫn chứng là một số ngân hàng bất ngờ công bố tín dụng tăng trên 20%, thậm chí lên tới gần 40%…Từ đây, NHNN lại linh hoạt điều chỉnh, vừa cho phép mở rộng tín dụng ở các ngân hàng làm ăn hiệu quả, kiểm soát tốt chất lượng nợ, vừa siết chặt tín dụng, tránh nợ xấu gia tăng.Kết quả thay đổi thấy rõ trong quý II khi tốc độ tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng đã chậm lại. Điển hình như trường hợp ngân hàng TMCP Việt Nam - Thịnh Vương (VPBank), sau khi tín dụng tăng “sốc” tới 39% trong năm 2015, ngân hàng này đã “hạ tốc”.Trong quý I/2016, dư nợ cho vay khách hàng tăng –1%, đạt hơn 115.000 tỷ đồng. Hết quý II, dư nợ cho vay khách hàng tăng 1,1%, lên 118.136 tỷ đồng.Trong khi đó, ĐHCĐ đã đặt kế hoạch năm nay, tăng dư nợ cho vay trên dưới 30% tuỳ từng phân khúc và mở rộng tín dụng ở mức cao nhất, tăng dư nợ từ 156.000 tỷ đồng lên 171.000 tỷ đồng. Như vậy, VPbank sẽ phải đẩy mạnh tín dụng trong nửa cuối năm mới có thể cán đích.Năm 2016, Techcombank cũng đặt mục tiêu tín dụng tăng cao ở mức 18%, sau khi tín dụng tăng bất ngờ tới 19,7% trong năm 2015 (đạt 111.626 tỷ đồng). Với việc mở rộng tín dụng “nóng”, Techcombank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tới 74% so với năm 2015, dự kiến đạt 3.543 tỷ đồng.Thế nhưng, trong quý I/2016, cho vay khách hàng của Techcombank lại tăng khá chậm, chỉ 2,15%, đạt 114.024 tỷ đồng. Sang quý II, cho vay lại tăng “phi mã” giúp cho dư nợ cuối kỳ đạt 126.063 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cuối năm 2015. Nửa cuối năm 2016, do “room” tín dụng chỉ có 18%, Techcombank cũng chỉ “tung hứng” trong giới hạn này.Đi cùng với mở rộng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng từ 1,67% lên 1,87%, tương ứng 2.357 tỷ đồng. Trong đó, có tới gần 1.390 tỷ đồng là nợ có khả năng mất vốn, tăng 37% so với đầu năm.Kiểm soát chất lượng nợTổng hợp BCTC quý II/2016 của nhiều ngân hàng cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng trong ba tháng qua đã chậm lại. Các ngân hàng đặt mục tiêu và được NHNN chấp thuận “room” tín dụng tới 18-20%, vẫn đẩy mạnh cho vay, nhưng cuối kỳ báo cáo sẽ phải thu hẹp để “vừa vặn” giới hạn cho phép.Nhóm các ngân hàng lớn có lợi thế cho vay, cũng tỏ ra thận trọng, đơn cử: VietinBank đặt mục tiêu tín dụng cả năm 2016 tăng trưởng 18%, nhưng đến cuối tháng 6, tín dụng tăng 10%, đạt hơn 592 nghìn tỷ đồng, dù huy động vốn tăng tới 17%. BIDV chỉ tăng tín dụng 8,3%, thấp hơn tăng trưởng huy động vốn ở mức 13%.Vietcombank - ngân hàng đang dồi dào thanh khoản, có sự tăng trưởng bứt phá về tín dụng, cũng chỉ duy trì mức tăng 7,5% trong nửa đầu năm nay…Theo số liệu cập nhật, tính đến cuối tháng 6/2016, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt 5,87% so với cuối năm 2015. Kết quả này còn cách khá xa mục tiêu của năm 2016 là tăng trưởng 17-18%/năm.Tốc độ tăng tín dụng có dấu hiệu chững lại, do nhiều yếu tố tác động như: hoạt động kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp dè dặt vay vốn, lãi suất vay vẫn còn cao… Đặc biệt, Thông tư 24 (nay sửa đổi thành Thông 07) đã siết chặt cho vay ngoại tệ ngắn hạn, khiến tín dụng ngoại tệ giảm 5,96% đến cuối tháng 5…Đến cuối tháng 5, NHNN mới mở lại kênh tín dụng ngoại tệ kèm những điều kiện khắt khe. Thống đốc Lê Minh Hưng chia sẻ, việc “mở van” tín dụng ngoại tệ đặt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô mấy tháng đầu năm 2016 còn khó khăn, tăng trưởng thấp, thiên tai diễn biến bất thường…Những khó khăn đó diễn ra khách quan, ngoài dự tính của chính sách tín dụng ngoại tệ đã xác định cuối 2015.Mặc dù nhu cầu vốn và giảm chi phí lãi vay của DN là bức thiết, nhưng NHNN phải cân nhắc các điều kiện, diễn biến thị trường, mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để linh hoạt điều chỉnh nới tín dụng thận trọng.Với đặc thù “mùa vụ tín dụng” của hệ thống ngân hàng dồn vào các tháng cuối năm, nhiều ngân hàng sẽ đẩy mạnh cho vay nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận.

Hải Hà/Thời báo Kinh Doanh

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...