Chứng khoán Mỹ nhích nhẹ trong lúc chờ dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ đóng cửa trái chiều vào phiên 12/8 khi các nhà đầu tư chuẩn bị đón một loạt dữ liệu kinh tế Mỹ trong tuần này, qua đó để dự đoán về hướng đi lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Chứng khoán Mỹ nhích nhẹ trong lúc chờ dữ liệu lạm phát

Kết thúc phiên 12/8, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 140,53 điểm (-0,36%) xuống 39.357,01 điểm, S&P 500 tăng 0,23 điểm (+0,004%) thành 5.344,39 điểm, trong khi Nasdaq Composite thêm 35,31 điểm (+0,21%) lên 16.780,61 điểm.

Chỉ số Russell 2000, tập trung vào các công ty vốn hoá nhỏ, giảm 0,9%. “Vào vài tuần trước, việc chuyển hướng đầu tư sang các công ty vốn hoá nhỏ và lĩnh vực theo chu kỳ đã rất phổ biến, nhưng giờ đây điều đó đã bị đảo ngược”, James Abate, giám đốc đầu tư tại Centre Asset Management cho biết.

Ở các diễn biến riêng lẻ, cổ phiếu Starbucks tăng 2,58% nhờ có thông tin cổ đông lớn của công ty là Starboard Value muốn Starbucks đẩy mạnh các biện pháp để cải thiện giá cổ phiếu.

Cổ phiếu KeyCorp cũng “nhảy vọt” 9,1% sau khi Scotiabank của Canada mua lại cổ phần tại ngân hàng Mỹ này trong một thỏa thuận trao đổi cổ phiếu trị giá 2,8 tỷ USD.

Về khía cạnh kinh tế, các nhà đầu tư đang chờ đón chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ vào thứ Tư.

Dự kiến, dữ liệu CPI tháng 7 sẽ cho thấy lạm phát tổng thể tăng 0,2% so với tháng 6, nhưng không đổi ở mức 3% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường dự đoán Fed sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm hoặc 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 9, với kỳ vọng tổng mức cắt giảm sẽ đạt 1 điểm phần trăm vào cuối năm 2024, theo công cụ FedWatch của CME.

Ngoài ra, giới đầu tư cũng đang tập trung vào báo cáo lợi nhuận của các nhà bán lẻ hàng đầu nước Mỹ như Walmart và Home Depot, sẽ được công bố vào thứ Năm, để đánh giá toàn cảnh nhu cầu tiêu dùng tại nền kinh tế số 1 thế giới.

"Doanh số bán lẻ là một chỉ báo khác về sức khỏe tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tăng lên trong báo cáo gần đây. Bên cạnh đó, điều có thể khiến thị trường thất vọng là nếu số liệu CPI cao hơn so với dự đoán”, ông James Abate nhận định.

GIÁ DẦU GIẢM VÌ LO NGẠI NHU CẦU

Trên thị trường năng lượng, giá dầu kết thúc chuỗi năm ngày tăng giá sau khi OPEC cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu năm 2024.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 41 cent, tương đương 0,5%, xuống 81,89 USD/thùng. Dầu WTI của Mỹ giảm 43 cent, tương đương 0,5%, xuống 79,63 USD/thùng.

Trước đó, giá dầu Brent và WTI đều tăng lần lượt 3% và 4% vào thứ Hai. Tuy nhiên, động thái cắt giảm dự báo nhu cầu toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nêu bật tình thế khó xử mà tổ chức đang phải đối mặt trong việc tăng sản lượng từ tháng 10.

Dự báo của OPEC được đưa ra sau những dấu hiệu cho thấy nhu cầu tại Trung Quốc không đạt được kỳ vọng. Tiêu thụ dầu diesel giảm mạnh và cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Xem thêm

Chứng khoán Mỹ và giá dầu đồng loạt hồi phục

Chứng khoán Mỹ và giá dầu đồng loạt hồi phục

Thị trường chứng khoán Mỹ đã lấy lại được đà phục hồi ấn tượng vào 6/8, với chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng hơn 1% sau khi những lo lắng về suy thoái kinh tế đã phần nào được xoa dịu...

Có thể bạn quan tâm

Tuần này, giá xăng tiếp tục giảm

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 2 liên tiếp. Giá mới được áp dụng từ 15h ngày 21/11...

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…