“Nữ đại gia” vừa thâu tóm dự án khủng hơn 91.000m2 tại TP HCM: Hé lộ những thông tin bất ngờ

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển BĐS Cửu Long do bà Lê Nguyễn Diễm My – một doanh nhân kín tiếng sinh năm 1988 làm Chủ tịch HĐTV vừa nhận chuyển nhượng một dự án nhà ở lớn tại Q.9, TP.HCM.
“Nữ đại gia” vừa thâu tóm dự án khủng hơn 91.000m2 tại TP HCM: Hé lộ những thông tin bất ngờ

Dự án có quy mô gần 91.000 m2 tại phường Long Trường, Q.9, TP.HCM, tổng giá trị chuyển nhượng là hơn 284 tỷ đồng.

Được biết, Công ty Bất động sản Cửu Long được thành lập vào năm 2016, có địa chỉ tại số 65 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, TP.HCM. Đại diện chủ sở hữu là bà Lê Nguyễn Diễm My, sinh năm 1988, quê ở Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Bà Diễm My được xem là doanh nhân BĐS khá kín tiếng, rất ít khi xuất hiện công khai trước truyền thông, ngoài lần xuất hiện với vai trò là người đại diện pháp luật, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Bất động sản Gia Đức hồi giữa năm ngoái.

Công ty Gia Đức chính là doanh nghiệp gây “ồn ào” dư luận bởi thương vụ chuyển nhượng cho Novaland và màn tăng vốn “ngoạn mục”trước khi được chuyển nhượng chỉ sau hơn một năm thành lập.

Cụ thể, khi mới thành lập công ty Gia Đức có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, và chỉ có 2 cổ đông. Trong đó, bà Lê Nguyễn Diễm My sở hữu 99,99% vốn điều lệ, cổ đông thứ 2 là ông Nguyễn Quốc Hiển, chỉ góp 2 triệu đồng.

Ngày 29/3/2017, Công ty Gia Đức bất ngờ tăng vốn lên 1.939 tỷ đồng. Toàn bộ số vốn tăng thêm là của ông Lý Trường An, một người cũng sinh năm 1988, quê ở An Giang.

Thương vụ này được Novaland công bố là có giá trị chuyển nhượng lên tới gần 2.000 tỷ đồng. Đây quả là một thương vụ “hời” bởi bà Diễm Mỹ đã thu về số “lãi” gấp gần 100 lần số vốn bỏ ra ban đầu.

“Tăng vốn thần tốc” và vốn điều lệ 20 tỷ đồng dường như là một đặc điểm chung của những doanh nghiệp mà bà Diễm My đứng đầu. Bởi, tương tự Gia Đức, bất động sản Cửu Long – đơn vị vừa thâu tóm dự án tại quận 9 nói trên cũng có diễn biến tương tự.

Được thành lập tháng 10/2016 với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và có hai thành viên góp vốn, trong đó bà Diễm My góp 19,998 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nắm giữ 99,99%, còn lại bà Võ Thị Kim Khoa góp 2 triệu, chiếm 0,01% vốn điều lệ.

Đến tháng 3/2017, vốn điều lệ của công ty BĐS Cửu Long tăng đột biến hơn 32 lần, từ mức 20 tỷ đồng lên đến 645 tỷ đồng. Phần vốn góp của bà Kim Khoa và bà Diễm My vẫn giữ nguyên, số vốn tăng thêm hoàn toàn đến từ Công ty TNHH BĐS Quang Huy với 625 tỷ đồng vốn góp, chiếm 96,899% vốn điều lệ.

Đáng chú ý, một công ty bất động sản có vốn điều lệ lên tới hàng trăm tỷ đồng nhưng tổng số lao động tính đến tháng 11/2017 mới chỉ có 5 người.

Trước đó, hồi cuối tháng 2/2017, Novaland cũng nhận chuyển nhượng 99% vốn điều lệ của Công ty TNHH Bách Hợp - một doanh nghiệp cũng có sở hữu của bà My.

Quay trở lại với thương vụ gần 2.000 tỷ đồng giữa bà My và Novaland thì công ty Gia Đức gần như “mất hút” sau khi được chuyển nhượng.

Hàng loạt các câu hỏi như 2.000 tỷ sẽ đi về đâu, có hiệu quả hay không hoặc đồng tiền bao giờ sẽ trở về với cổ đông… đã được cổ đông của Novaland đặt ra bày tỏ sự lo lắng.

Theo một chuyên gia chứng khoán, khoản tiền trị giá hàng ngàn tỷ đồng sau khi được chuyển sang doanh nghiệp mới có thể sẽ được ủy thác đầu tư và sau đó có thể được hạch toán vào khoản phải thu, không biết bao giờ sẽ trở về.

Cũng theo vị chuyên gia này, nếu là công ty niêm yết, mọi hoạt động sẽ được các cổ đông cũng như nhà đầu tư theo dõi sát sao. Nhưng với một công ty con, công ty liên kết, công ty “sân sau” thì rất khó nắm bắt thông tin.

Liệu tới đây, BĐS Cửu Long có là một doanh nghiệp tiếp theo được chuyển nhượng cho Novaland như đã từng xảy ra với Gia Đức. Trên thực tế, một doanh nghiệp BĐS mới chỉ có 5 lao động như Cửu Long sẽ làm gì với dự án lớn vừa thâu tóm?

Ngoài công ty trên, hiện doanh nhân 8x Lê Nguyễn Diễm My còn là chủ của nhiều doanh nghiệp quy mô vốn hàng trăm tỷ đồng khác thuộc nhiều ngành nghề, như Công ty Vận chuyển Mercury (dịch vụ vận tải), Công ty Đầu tư bất động sản Hướng Công Viên (tư vấn bất động sản), Công ty Đầu tư và phát triển Song Giang (kinh doanh bất động sản), Công ty Đầu tư và phát triển bất động sản Cửu Long (kinh doanh bất động sản), Công ty cổ phần Nova Safe Fruit (bán buôn thực phẩm)...

Biết đâu đó một trong những doanh nghiệp này lại sắp góp mặt trong những thương vụ ngàn tỷ. Nhiều nhà đầu tư còn “hóm hỉnh” cho biết, Công ty CP Nova Safe Fruit và Novaland có cái tên “có vẻ là liên quan đến nhau”. Tuy nhiên, đây chỉ là một câu chuyện bên lề và không có tính xác thực.

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...