Nửa đầu tháng 11, xăng dầu nhập khẩu tăng mạnh!

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy nửa đầu tháng 11/2022 lượng xăng dầu nhập khẩu tăng mạnh.

Theo Tổng cục Hải quan, so với nửa cuối tháng 10/2022 lượng xăng dầu nhập khẩu từ 1-15/11 tăng 21,81%, tương đương tăng 68.202 tấn.

Vẫn theo Tổng cục Hải quan, trong thời gian nói trên cả nước nhập khẩu 380.877 tấn xăng dầu các loại gồm xăng, mazut, diesel, nhiên liệu bay, tổng kim ngạch đạt 360,6 triệu USD.

Riêng mặt hàng xăng có lượng nhập khẩu tăng trưởng đến 3 con số với 177.970 tấn, kim ngạch 157,35 triệu USD, gấp 3 lần về lượng và gấn 3,32 lần về kim ngạch so với nửa cuối tháng trước đó.

Nửa đầu tháng 11, xăng dầu nhập khẩu tăng mạnh
Nửa đầu tháng 11, xăng dầu nhập khẩu tăng mạnh

Từ đầu năm đến 15/11, cả nước nhập khẩu hơn 7,5 triệu tấn xăng dầu các loại, tổng kim ngạch đạt 7,74 tỷ USD, tăng 24,1% về lương so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương tăng gần 1,5 triệu tấn, kim ngạch tăng gần 122%.

Riêng mặt hàng xăng đạt 1.558.065 tấn, kim ngạch 1,666 tỷ USD, tăng 127,6% về lượng, tương đương tăng 873.478 tấn.

Các thị trường nhập khẩu xăng dầu chủ yếu của Việt Nam đều tập trung ở châu Á như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc…

Để tiếp tục tạo thuận lợi và rút ngắn hơn nữa thời gian thông quan, kịp thời đưa hàng hóa vào lưu thông trên thị trường, Tổng cục Hải quan đã có văn bản chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thông quan nhanh chóng đối với mặt hàng xăng dầu nhập khẩu.

Đồng thời bố trí cán bộ, công chức trực giải quyết thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát và xử lý vướng mắc đối với xăng dầu nhập khẩu kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính đảm bảo thông quan 24/7.

Chủ động nắm sát tình hình thực tế, giải quyết các vướng mắc phát sinh, chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.