OPEC + duy trì chính sách hiện có trước các lệnh trừng phạt nhắm vào dầu mỏ của Nga

Liên minh các nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới đã thống nhất duy trì chính sách cắt giảm sản lượng dầu hiện có trước các lệnh cấm từ Liên minh châu Âu đối với dầu thô của Nga.
OPEC +
OPEC + thống nhất cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu/ ngày bắt đầu từ tháng 11 cho đến hết năm 2023.

OPEC và OPEC+ đã quyết định duy trì chính sách được thông qua vào tháng 10 là cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương khoảng 2% nhu cầu thế giới, từ tháng 11 cho đến khi kết thúc của năm 2023.

Các nhà phân tích năng lượng đã kỳ vọng OPEC+ sẽ xem xét lại việc cắt giảm để hỗ trợ giá trước nguy cơ phương Tây “giáng” một đòn đánh kép vào doanh thu dầu mỏ của Nga.

Liên minh châu Âu đang chuẩn bị để cấm tất cả hoạt động nhập khẩu dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga kể từ 5/12, trong khi Mỹ và các thành viên khác của G7 sẽ áp đặt mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu mà Nga bán cho các quốc gia trên thế giới.

Điện Kremlin trước đây đã cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm áp đặt giá trần đối với dầu của Nga sẽ gây ra hại nhiều hơn là lợi.

Giá dầu đã giảm xuống dưới 90 USD/ thùng từ mức hơn 120 USD vào đầu tháng 6 trước các biện pháp trừng phạt có khả năng gây gián đoạn đối với dầu mỏ của Nga, cùng với đó là nhu cầu trượt giảm ở Trung Quốc và gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế.

Vào đầu tháng 10, OPEC+, dẫn đầu bởi Ả Rập Xê Út và Nga, đã đồng ý giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày kể từ tháng 11. Quyết định này được đưa ra bất chấp những lời kêu gọi từ Hoa Kỳ yêu cầu liên minh đẩy mạnh nguồn cung để giảm giá nhiên liệu và giúp ích cho nền kinh tế toàn cầu.

Xem thêm

Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu thô trong quý IV/2022

Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu thô trong quý IV/2022

Goldman Sachs đã hạ dự báo giá dầu thô xuống ngưỡng 100 USD/thùng trong quý IV/2022 với lý do lo ngại về dịch bệnh Covid-19 đang gia tăng ở Trung Quốc và sự thiếu rõ ràng về kế hoạch của nhóm G7 trong việc hạn chế giá dầu của Nga.

Có thể bạn quan tâm

Triển khai Nghị quyết 57: Cần cộng hưởng sức mạnh doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ

Triển khai Nghị quyết 57: Cần cộng hưởng sức mạnh doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn khẳng định cộng đồng doanh nghiệp rất mong muốn được tiếp cận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên để đuổi kịp, thậm chí vượt các nước phát triển, ông Sơn cho rằng Việt Nam có thể tìm một lối đi riêng, phù hợp với đặc thù thể chế chính trị...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bốn Nghị quyết là những trụ cột thể chế nền tảng đưa đất nước cất cánh trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bốn Nghị quyết là những trụ cột thể chế nền tảng đưa đất nước cất cánh trong kỷ nguyên mới

Những Nghị quyết được Bộ Chính trị ban hành cùng tạo nên một chỉnh thể thống nhất về tư duy và hành động chiến lược cho sự phát triển đất nước, đồng thời liên kết chặt chẽ, bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình quán triệt và tổ chức thực hiện…