EU chính thức áp trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng

Mức giá trần 60 USD/ thùng đối với dầu của Nga đã nhận được sự đồng thuận từ tất cả các thành viên Liên minh châu Âu sau nhiều tháng thảo luận và xem xét.

áp trần giá dầu

Liên minh châu Âu đã đồng ý áp trần giá dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/ thùng sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng về một mức giới hạn thích hợp và đạt được sự thống nhất về cơ chế giá với Ba Lan. 

Thông báo này được đưa ra sau khi nhóm các nền kinh tế tiên tiến G7 cùng đồng tình trong việc đặt ra giới hạn đối với giá dầu thô của Nga vào tháng 9 để hạn chế doanh thu mà Điện Kremlin kiếm được từ mặt hàng này. Chi tiết về cách hoạt động của giới hạn trong thực tế đã được thảo luận thảo và xem xét kể từ thời điểm đó đến nay.

Theo một tài liệu chi tiết của EU cho thấy, giới hạn giá sẽ được xem xét và đánh giá thường xuyên để theo dõi sự phân nhánh thị trường, nhưng nó phải “thấp hơn ít nhất 5% so với giá thị trường trung bình”. Mức giá trần 60 USD/ thùng sẽ có hiệu lực kể từ ngày 5/12. 

Các nhà phân tích năng lượng đã cảnh báo rằng G7 sẽ cần sự ủng hộ và hỗ trợ từ những người mua lớn khác khi mức giá trần mới chính thức có hiệu lực. Chẳng hạn, Trung Quốc và Ấn Độ đều đã tăng cường mua dầu của Nga, hưởng lợi lớn từ mức chiết khấu mà Moscow đưa ra. Đến nay, dường như các quốc gia này chưa có ý muốn tuân thủ mức giá trần mà EU và Hoa Kỳ thúc đẩy. Bộ trưởng xăng dầu Ấn Độ, Shri Hardeep S Puri, nói với CNBC vào tháng 9 rằng ông có “nghĩa vụ đạo đức” đối với người tiêu dùng nước mình. “Chúng tôi sẽ mua dầu từ Nga, chúng tôi sẽ mua từ bất cứ đâu, để phục vụ nhân dân”. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…