Nga tuyên bố không chấp nhận giới hạn giá dầu, chuẩn bị đáp trả

Nga "sẽ không chấp nhận" một mức giới hạn giá dầu và đang phân tích cách phản ứng, Điện Kremlin cho biết trong các bình luận được đưa tin.
giới hạn giá dầu

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moscow đã có sự chuẩn bị trước thông báo giới hạn giá dầu của Nhóm G7, Liên minh châu Âu và Úc, hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin.

"Chúng tôi sẽ không chấp nhận mức trần này", hãng thông tấn RIA dẫn lời ông Dmitry Peskov. Ông nói thêm rằng Nga sẽ tiến hành phân tích nhanh về thỏa thuận và sẽ có phản hồi ngay sau đó. 

Nga đã nhiều lần tuyên bố sẽ không cung cấp dầu cho các quốc gia thực hiện giới hạn giá - một lập trường được tái khẳng định bởi ông Mikhail Ulyanov, đại sứ của Moscow tại các tổ chức quốc tế tại Vienna, trong các bài đăng trên mạng xã hội. 

Ông nói: “Bắt đầu từ năm nay, châu Âu sẽ sống mà không có dầu của Nga.

Giới hạn giá trần mà các nước phương Tây đưa ra sẽ cho phép các nước ngoài EU tiếp tục nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển, nhưng sẽ cấm các công ty vận chuyển, bảo hiểm và tái bảo hiểm xử lý các lô hàng dầu thô của Nga trên toàn cầu, trừ khi dầu được bán với giá dưới 60 USD/thùng. Điều đó có thể làm phức tạp việc vận chuyển dầu thô của Nga có giá cao hơn mức trần, ngay cả đối với các quốc gia không tham gia thỏa thuận.

Dầu thô Urals của Nga được giao dịch ở mức khoảng 67 USD/thùng vào 2/12. 

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết mức trần này sẽ đặc biệt có lợi cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đang phải chịu gánh nặng của giá lương thực và năng lượng cao. 

Trong các bình luận được đăng trên Telegram, Đại sứ quán Nga tại Hoa Kỳ đã chỉ trích điều mà họ gọi là “động thái nguy hiểm” của phương Tây và cho biết Moscow sẽ tự tìm những người cần mua dầu của mình. “Những quyết như thế này rõ ràng ngày càng thúc đẩy sự không chắc chắn và áp đặt chi phí cao hơn cho người tiêu dùng nguyên liệu thô. Bất kể tình hình hiện tại, chúng tôi tin rằng vẫn sẽ có các nhu cầu đối với dầu của Nga.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?