Trước đó tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, Petrolimex đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận 2018 với việc dự chi 3.044 tỷ đồng để thanh toán cổ tức tiền mặt 26% (mỗi cổ phiếu nhận 2.600 đồng). Trong đó, cổ đông Nhà nước sẽ nhận hơn 2.552 tỷ đồng, JX Việt Nam sẽ thu về hơn 269 tỷ đồng và các cổ đông khác gần 223 tỷ đồng.
Cũng tại Đại hội, Petrolimex thống nhất kế hoạch kinh doanh năm 2019 là sản lượng xăng dầu xuất bán hợp nhất giảm 5% xuống mức 12,3 triệu m3 tấn. Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế 195.000 tỷ đồng và 5.250 tỷ đồng, tăng 2% và 3% so với năm trước.
Kết thúc quý kinh doanh đầu tiên của năm 2019, Petrolimex lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Tập đoàn đạt gần 1.295 tỷ đồng, tăng 29% cùng kỳ năm trước và hoàn thành 29% kế hoạch năm.
Diễn giải của Petrolimex cho rằng trong quý I/2019, do tác động của giá xăng dầu thế giới đã tăng trở lại sau chu kỳ giảm mạnh vào quý IV/2018 (giá dầu thô thế giới WTI tăng liên tục từ 45,41 USD/thùng tại thời điểm đầu quý lên 68,38 USD/thùng vào thời điểm cuối quý), đồng thời hoàn nhập khoản trích lập dự phòng về giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2018 theo quy định (gần 520 tỷ) vào kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tại thời điểm cuối tháng 3/2019, hàng tồn kho của PLX hơn 11.500 tỷ, trong khi đầu năm 2019 hàng tồn kho gần 10.300 tỷ đồng. Công ty được hạch toán khoản ghi giảm giá vốn hàng bán hơn 2.565 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước giảm 827 tỷ đồng), do đó biên lợi nhuận trong kỳ đã tăng nhẹ từ 7% lên 9%.
Sản lượng bán ra trên toàn hệ thống của Petrolimex tăng 4,7% so với cùng kỳ và chi phí tài chính thấp hơn so với cùng kỳ do không phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá (quý I/2019 tỷ giá giao dịch liên ngân hàng tăng khoảng 0,02% trong quý I/2018 tỷ giá tăng khoảng 0,37%) và chi phí lãi vay giảm so với cùng kỳ vì dòng tiền gia tăng sau khi bán thành công cổ phiếu quỹ.
>> Petrolimex muốn đầu tư vào dự án khí thiên nhiên hóa lỏng