Phân loại 17 ngân hàng "có tầm quan trọng" năm 2021

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chính thức phê duyệt Nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống năm 2021.
Phân loại 17 ngân hàng "có tầm quan trọng" năm 2021

Cụ thể, có 17 ngân hàng thuộc Nhóm các tín dụng có tầm quan trọng hệ thống năm 2021 gồm Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB); Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeaBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB); Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).

Ngoài ra còn có Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Tp.HCM (HDBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MBBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB); Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB); Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động của 17 tổ chức tín dụng nêu trên để ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Trong danh sách 17 ngân hàng thương mại lọt vào Nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống năm 2021, có 15 ngân hàng đã niêm yết. Điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu của các ngân hàng này.

Xem thêm

Quan điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng cần phải thay đổi

Quan điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng cần phải thay đổi

Theo Ts Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, nợ xấu gộp đến cuối năm 2020 của ngành ngân hàng sẽ đạt khoảng 4,5% và tăng lên 5-6% trong năm 2021. Do đó, năm 2021 kế hoạch cũng như quan điểm xử lý nợ xấu sẽ phải thay đổi.
Ngân hàng đồng loạt “khoe” lợi nhuận khủng

Ngân hàng đồng loạt “khoe” lợi nhuận khủng

Đến hẹn lại lên, thời điểm này đang là “mùa vàng” của kỳ công bố báo cáo tài chính quý IV và cả năm 2020 . Bất chấp những tác động tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, nhiều cái tên của ngành ngân hàng vẫn cho thấy sức khỏe của mình.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...