Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Học tập kinh nghiệm của Hàn Quốc

Khoảng 99% doanh nghiệp tại Hàn Quốc có quy mô nhỏ và vừa, thu hút 88% lao động. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành lực lượng góp phần quan trọng xác định vị thế kinh tế của Hàn Quốc trên trường qu
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Học tập kinh nghiệm của Hàn Quốc

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Vào Google gõ cụm từ khóa "Thực trạng của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam", bạn có thể biết được khá nhiều vấn đề liên quan đến các doanh nghiệp này. Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm gần 98% số doanh nghiệp của Việt Nam, đóng góp 40% vào GDP, 30% vào tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết 50% công ăn việc làm cho xã hội.

Với những đóng góp không nhỏ của khối doanh nghiệp này cho nền kinh tế cũng như an sinh xã hội, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều quyết sách hỗ trợ, tạo điều kiện nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh.

Song, ở khối doanh nghiệp này vẫn còn một số hạn chế gần như là cố hữu, đó là trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới khá thấp, khó tiếp cận nguồn vốn, trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, năng suất, hiệu quả sản xuất và kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn, năng lực tiếp cận chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh còn nhiều hạn chế.

Bà Nguyễn Thị Thu Phương - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 2 (SMEDEC 2) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, nhìn nhận doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam rất năng động và chịu khó học hỏi. Tuy nhiên, chỉ có một số doanh nghiệp tự tin vào khả năng và năng lực của mình, còn lại bằng lòng với những gì đang có và không muốn cải tiến.

Bà Phương dẫn chứng, năm 2017, SMEDEC 2 đã phối hợp với Trung tâm Đổi mới sinh thái doanh nghiệp nhỏ và vừa ASEM Hàn Quốc - ASEIC (ASEM SMEs Eco-Innovation Center) tổ chức hội thảo và khóa tập huấn miễn phí về xây dựng năng lực đổi mới sinh thái và thực hành tiết kiệm năng lượng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thế nhưng số doanh nghiệp Việt Nam tham gia còn rất hạn chế, tuy nhiên, hiện nay đã có sự cải thiện.

Ông Kim Eui Seon - Giám đốc Bộ phận Chương trình cung cấp dịch vụ tư vấn và chẩn đoán miễn phí về kỹ thuật và quản lý của Hàn Quốc (SBC) chia sẻ, giống như doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc ở những năm 1970, chủ các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi suy nghĩ về việc học hỏi các công nghệ, kỹ thuật mới và cập nhật thông tin. Tại Hàn Quốc, trong giai đoạn đầu, chính phủ tổ chức các khóa đào tạo và bắt buộc ban lãnh đạo các công ty phải tham gia.

Từ 1979 - 1986, doanh nghiệp Hàn Quốc chưa thấy được sự cần thiết và họ thường từ chối các chương trình hỗ trợ của chính phủ. Giai đoạn từ 1986 - 2000, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc đã thay đổi quan điểm, họ chú trọng nhiều hơn đến hoạt động tư vấn và đào tạo. Từ năm 2000 đến nay, chương trình này vẫn được duy trì và gặt hái nhiều thành công.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của Hàn Quốc. Nhấn mạnh tầm quan trọng này, ông Kim Eui Seon đã lấy ví dụ là một chương trình giải trí trên Truyền hình quốc gia của Hàn Quốc. Cụ thể, Ban tổ chức chương trình sẽ gặp gỡ bất cứ người dân nào và yêu cầu họ tìm ra một sản phẩm của Hàn Quốc trên thị trường hiện nay chỉ do doanh nghiệp lớn sản xuất, không có bất kỳ doanh nghiệp nhỏ và vừa nào cùng tham gia sản xuất. Nếu người chơi tìm được sản phẩm như vậy, họ sẽ nhận một phần thưởng lớn từ chương trình.

Những người tham gia chương trình nhận thấy đây là trò chơi rất dễ và họ cố gắng đi nhiều siêu thị, nhiều cửa hàng để tìm tòi, mang về những sản phẩm được cho là chỉ do doanh nghiệp lớn sản xuất. Tuy nhiên, thông thường Ban tổ chức chương trình sẽ chứng minh một hay nhiều thành phần cấu thành sản phẩm đó được sản xuất hoặc gia công tại một hay nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hàn Quốc.

Trong luật của Hàn Quốc chỉ có những định nghĩa, quy định về doanh nghiệp nhỏ và vừa chứ không có khái niệm về doanh nghiệp lớn. Hiện nay, chính phủ Hàn Quốc đang tập trung thực hiện các chương trình hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sản xuất, chế tạo. Tại Hàn Quốc hiện có hơn 99% doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoảng 88% người lao động Hàn Quốc làm việc tại các doanh nghiệp này. Từ năm 1979 đến nay, chưa có bất kỳ vị tổng thống Hàn Quốc nào không đánh giá cao tầm quan trọng cũng như không đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc.

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính phủ Hàn Quốc còn mời các chuyên gia tư vấn từ các quốc gia khác như Nhật Bản, Đức, Mỹ, Canada... đến chia sẻ kinh nghiệm. Các chuyên gia Hàn Quốc sẽ trao đổi, học hỏi các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ các chuyên gia nước ngoài để phổ biến cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quốc gia mình.

Ngoài ra, chính phủ còn mời cả các chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm đã về hưu hoặc làm việc tại nhà cộng tác. Các chuyên gia này có năng lực và kinh nghiệm tư vấn phù hợp hơn với doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc và chi phí phải trả cho họ cũng thấp hơn.

Bà Nguyễn Thị Thu Phương cũng đồng tình với ông Kim Eui Seon về tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hàn Quốc cũng như các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Nếu không có doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ khó có thể sản xuất các sản phẩm lưu thông trên thị trường hiện nay, bà Phương khẳng định.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Có thể bạn quan tâm

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...