Thưa ông Huệ, ông có đánh giá gì về sự phát triển của nền kinh tế tư nhân Việt Nam trong thời gian qua?
Việt Nam đã khẳng định đi theo con đường phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm về kinh tế thị trường khẳng định phải coi mọi thành phần kinh tế được phát triển ngang nhau, không chỉ các DN quốc dân mà còn các doanh tư nhân cũng cần phải được phát triển. Đó là điều quan trọng nhất.
Hiện nay, tại Việt nam đã có sự chuyển dịch lớn có thể thấy rõ từ quá trình cổ phần hóa của các công ty lớn thuộc sự sở hữu của Chính phủ và Nhà nước. Như vậy có nghĩa, các công ty này đã được khẳng định có tính pháp lý như một công ty độc lập và là một bộ phận của nền kinh tế thị trường.
Ngoài sự thay đổi kể trên, ông nhận thấy nền kinh tế tư nhân Việt Nam còn có những sự điểm sáng nào khác không?
Trở lại Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm tính đến thời điểm hiện nay, tôi nhận thấy là rằng Việt Nam đã và đang có nhiều DN start up (khởi nghiệp), nhiều công ty của các bạn trẻ sử dụng công nghệ và các giải pháp hỗ trợ nhanh chóng dành cho khách hàng có tiềm năng. Theo đánh giá của tôi thì đây là xu hướng phát triển rất tốt cho Việt Nam.
"Kinh tế tư nhân có thể được phát triển tốt khi và chỉ khi chính cơ sở pháp lý, pháp luật được thực hiện một cách thực chất, minh bạch và hỗ trợ tốt cho DN phát triển.
Tại một số nước trên thế giới, có nền kinh tế không tạo cho con người có động lực để phát triển đơn cử như thúc đẩy thành lập công ty mà hướng đến giải pháp là hướng dẫn phần đông lực lượng lao động đi làm tại các công ty, các nhà xưởng vốn có. Thậm chí còn có những người làm cả đời trong các hãng xưởng. Cho nên, tôi đánh giá rằng, thúc đẩy tinh thần doanh nhân, tinh thần xây dựng công ty của riêng mình tại Việt Nam là điều rất tốt.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng, trong nền kinh tế tư nhân Việt Nam hiện nay có một vấn đề đang nổi bật chính là có những DN là những hộ kinh doanh gia đình. Họ không đăng ký như một công ty mà vẫn tồn tại như những chủ thể đầu tư, những hộ kinh doanh riêng lẻ. Theo quan điểm của tôi thì đây là nhân tố quan trọng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, nếu như xét trên góc độ quản lý của Nhà nước, đơn cử như vấn đề đóng thuế của các đối tượng này thì lại không được quản lý tốt và triệt để.
Như ông vừa chia sẻ, các cá thể là hộ kinh doanh gia đình là yếu tố quan trọng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Vậy làm thế nào để các đối tượng này có thể phát triển trong thời gian tới?
Nói về nền kinh tế các hộ gia đình, xét về lâu dài thì do ảnh hưởng từ sự chuyển đổi của cả nền kinh tế, chắc chắn các cá thể này sẽ gặp những thử thách rất lớn. Đơn cử như hiện nay, tại thị trường Việt Nam đang có xu hướng hình thành nhiều cửa hàng như hệ thống trung tâm thương mại. Sự phát triển của khối DN này sẽ tạo áp lực lớn cho những hộ kinh doanh gia đình của Việt Nam.
Chính vì vậy mà trở lại vấn đề là làm thế nào để những hộ kinh doanh, các cá thể nhỏ như vậy có thể vượt qua được áp lực từ thị trường thì bản thân họ phải tự tạo ra được các giá trị riêng biệt trong từng ngành đầu tư của các hộ kinh doanh đó như thông qua chất lượng, giá cả và chất lượng dịch vụ để vẫn có thể giữ được lợi thế cạnh tranh.
Vậy theo ông, điều gì là quan trọng nhất để có thể hỗ trợ nền kinh tế tư nhân phát triển?
Kinh tế tư nhân có thể được phát triển tốt khi và chỉ khi chính cơ sở pháp lý, pháp luật được thực hiện một cách thực chất, minh bạch và hỗ trợ tốt cho DN phát triển. Tôi đơn cử như thủ tục đăng ký kinh doanh cho danh nghiệp phải đơn giản. Hiện nay, tôi nhận thấy các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề này đã được đơn giản hóa như giảm thời gian đăng ý xuống chỉ còn kéo dài từ 3 đến 6 ngày. Theo đánh giá của tôi, đây thực sự là một thay đổi tốt đẹp của nền kinh tế Việt Nam.
Tóm tại tôi cho rằng, kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng của kinh tế đất nước nên Chính phủ cần tạo thêm nhiều cơ hội mới, nhiều luật mới. Đặc biệt, thời gian tới sẽ là thời kỳ của xu hướng phát triển Mạng lưới thiết bị kết nối Internet - Internet of Things (IoT), một khi có thể tạo cơ hội cho nhiều DN start up trong nhiều ngành nghề khác nhau thì chắc chắn sẽ mang lại một kỳ vọng mới và sự phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam.
Cảm ơn ông về những chia sẻ vừa rồi!
Trần Liên thực hiện
>> Hội thảo "Phát triển Kinh tế tư nhân trong thời kỳ mới”