Phiên bản CPTPP cuối cùng đóng băng các điều khoản Mỹ đòi hỏi

Hơn 20 điều khoản hoãn thực thi hoặc thay đổi trong phiên bản TPP cuối cùng này, dùng để ký kết chính thức vào tháng 3 tới (dự kiến 08/03 tại Chile).
Phiên bản CPTPP cuối cùng đóng băng các điều khoản Mỹ đòi hỏi

Ông Kazuyoshi Umemoto phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo, Nhật Bản vào hôm 20/02 (Ảnh: Reuters/Toru Hanai)

Phiên bản cuối cùng của Hiệp định CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) đã được công bố vào hôm thứ 4 (21/02). Đây là một bước gần hơn tiến đến ký kết Hiệp định CPTPP chính thức không có Hoa Kỳ.

Hơn 20 điều khoản hoãn thực thi hoặc thay đổi trong phiên bản TPP cuối cùng này, dùng để ký kết chính thức vào tháng 3 tới (dự kiến 08/03 tại Chile), trong đó có các điều khoản về sở hữu trí tuệ ban đầu được đưa vào theo yêu cầu của Washington.

Hiệp định mới sẽ cắt giảm nhiều loại thuế suất ở các nước thành viên. 11 thành viên của CPTPP chiếm hơn 13% tổng GDP toàn cầu, tương ứng với 10 tỷ USD. Nếu có sự tham gia của Mỹ thì con số này phải lên đến 40%.

"Những thay đổi lớn nhất của TPP 11 là ngừng thực thi một loạt các điều khoản trong Hiệp định. Họ (các nước thành viên) hoãn lại nhiều điều khoản gây tranh cãi, đặc biệt về lĩnh vực dược phẩm", ông Kimberlee Weatherall, Giáo sư Luật của Đại học Sydney cho biết.

Trước đó, khi đàm phán Hiệp định TPP 12 ban đầu, nhiều điểu khoản từng được thêm vào do yêu cầu của Mỹ, ví dụ như các quy định tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ với dược phẩm. Vì vậy, nhiều chính phủ và các nhà hoạt động xã hội lo ngại giá thuốc sẽ tăng.

"CPTPP đang ngày càng trở nên quan trọng bởi những nguy cơ đe dọa ngày càng tăng đối với việc thực thi hiệu quả các quy định của WTO", Bộ trưởng Thương mại của New Zealand, ông David Parker nói vào hôm thứ tư.

Tháng trước, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, Tổng thống Trump cho biết Washington có thể sẽ quay lại Hiệp định nếu họ đạt được những điều khoản tốt hơn.

Tuy nhiên, hôm thứ tư, ông David Parker cho biết triển vọng Hoa Kỳ tham gia Hiệp định sau một vài năm là không cao. Ông nói thêm cho dù Washington thể hiện thiện chí tham gia CPTPP, không có gì đảm bảo các thành viên của Hiệp định sẽ dỡ bỏ các điều khoản bị đóng băng. Ông Parker cho biết thêm Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực vào cuối 2018 hoặc nửa đầu 2019.

Ngày 20/02, khi được hỏi về khả năng tái đàm phán với Mỹ, ông Kazuyoshi Umemoto, trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản về TPP cho biết: "Chúng tôi đã mất nửa năm để đạt được thỏa thuận (cho TPP 11) sau những thảo luận chuyên sâu".

Ngoài ra, về ý tưởng Anh tham gia Hiệp định sau khi rút khỏi EU, ông Omemoto cho biết bất cứ nước nào muốn tham gia Hiệp định đều được hoan nghênh, bất chấp khoảng cách về mặt địa lý.

Trường hợp của Canada, ông Omemoto khẳng định: "Từ kinh nghiệm của tôi, giá mà tôi có thể nói chắc chắn 100%. Nhưng có thể là 99,99999% chắc chắn. Tôi chắc chắn rằng Canada sẽ ký. Ông Trudeau đã nói về TPP tại Davos, ông ấy có vẻ rất cam kết".

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…