Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải trả lời dứt khoát việc tăng giá vé máy bay

Sau khi Cục Hàng không Việt Nam đưa ra báo cáo về giá vé máy bay tăng trong thời gian qua, vấn đề này lại được đưa ra bàn luận trong phiên họp mới nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy

Tại phiên họp 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã nêu vấn đề về việc giá vé máy bay tăng cao thời gian qua.

Cụ thể, giá vé máy bay tăng cao khiến tình trạng người dân từ TP.HCM ra Hà Nội phải mua vé qua Thái Lan, rồi bay từ Thái Lan về Hà Nội đã diễn ra nhiều tháng nay. Tuy nhiên, báo cáo của Cục Hàng không (Bộ Giao thông vận tải) cho rằng, giá vé máy bay vừa qua tăng cao nhưng vẫn nằm trong khung giá, chưa kịch trần.

Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính phải trả lời dứt khoát việc giá vé còn tăng kịch trần nữa không và đến bao giờ thì giá vé kịch trần để không tăng nữa. Đồng thời, việc giá vé máy bay tăng cao ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, du lịch.

Giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, Bộ đã chỉ đạo Cục Hàng không đánh giá giá vé máy bay của Việt Nam và thị trường quốc tế.

Theo đó, so với một số đường bay của các nước, vé của Vietnam Airlines giai đoạn vừa qua trung bình là 0,08 - 0,12 USD/km. Mức này thấp hơn một số chặng của các nước như đường bay Phuket là 0,1 - 0,29 USD/km, đường bay Thượng Hải đi Quảng Châu (Trung Quốc) là 0,27 - 0,3 USD/km.

Về mức tăng, bình quân của Vietnam Airlines so với cùng kỳ tăng từ 14 - 20% trên các đường bay.

Về nguyên nhân, ông Huy đưa ra 4 nguyên nhân chính. Thứ nhất do giá nhiên liệu và chênh lệch tỷ giá . Hiện, các chi phí này chiếm 65 - 70% trong cơ cấu giá vé.

Thứ hai là trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, đội bay có 33 máy bay chủ yếu là A321 và A320 phải tạm dừng để kiểm tra, khắc phục động cơ. Việc này bắt buộc các hãng hàng không phải thuê cả máy bay, phi công và tàu bay nên chi phí đều tăng cao.

Thứ ba là do nhu cầu đi lại dịp lễ 30/4 – 1/5 lên rất cao. Theo nghiên cứu của Cục Hàng không và Tổng cục Thống kê, giá vé máy bay nếu mua trước sớm từ 1 - 2 tháng sẽ giảm so với mức bình quân, mua càng sát ngày giá vé càng cao.

Thứ tư là chính sách vé, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải thừa nhận, đối với đường bay Thái Lan như Phó chủ tịch Quốc hội nói là rất đúng. Thái Lan vừa qua có chính sách kích cầu du lịch, giảm gần như triệt để các phí hàng không (phí cất hạ cánh và điều hành bay đều giảm về 0) để kích cầu du lịch.

Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế cũng như Hiệp hội Vận tải hàng không châu Á, xu hướng giá vé máy bay trên thế giới thời gian tới tiếp tục tăng cao.

Để kiểm soát giá vé, Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu các hãng hàng không rà soát lại toàn bộ chi phí kê khai giá, tăng chuyến bay về đêm và sử dụng máy bay thân rộng khi thiếu tàu thân hẹp.

Máy bay thân rộng đảm bảo nhu cầu đi lại thì chi phí tăng cao vì chỉ thích hợp với tầm bay từ 5.000km trở lên. Do vậy, máy bay thân hẹp là hiệu quả nhất nhưng vì thiếu nên phải bay máy bay thân rộng, chi phí có thể tăng cao.

Về vấn đề giá vé máy bay tăng có ảnh hưởng du lịch không, ông Huy khẳng định có ảnh hưởng đến du lịch.

Bộ Giao thông vận tải đã tăng cường mở các loại tàu và khai thác các chuyến tàu mới. Ví dụ, Hà Nội mở tuyến SE19, SE20 phục vụ chặng Hà Nội - Đà Nẵng, TP.HCM vừa qua khai thác tàu SE21, SE22 chất lượng cao chạy từ TP.HCM đến Đà Nẵng. Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, để giải quyết trong tình trạng khan hiếm máy bay thân hẹp.

Đối với vận tải hành khách, ở cự ly dưới 1.000km, đường sắt vẫn là chi phí hợp lý nhất, còn thị phần trên 1.000km mới là hàng không.

Hiện nay, Bộ đã đẩy mạnh việc khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có và đầu tư các tuyến đường sắt mới, để về lâu dài tái cơ cấu thị phần vận tải hành khách bền vững, hợp lý nhất.

Xem thêm

Loạt nguyên nhân đẩy giá vé máy bay nội địa lên cao

Loạt nguyên nhân đẩy giá vé máy bay nội địa lên cao

Vấn đề giá vé máy bay nội địa tăng đã gây xôn xao trong dư luận, được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông từ đầu năm đến nay. Điều này khiến cho các cơ quan quản lý phải đưa ra các văn bản chỉ đạo, vào cuộc kiểm tra và rà soát gắt gao…

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…