Phố Wall “chốt sổ” 2023 với mức giảm nhẹ, cả năm vẫn ghi nhận đà tăng 24%

Chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm nhẹ vào 29/12, ngày giao dịch cuối cùng của năm 2023, nhưng vẫn ghi nhận một đợt phục hồi mạnh mẽ khi các nhà đầu tư chú ý đến chính sách tiền tệ được nới lỏng vào năm tới…

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

Kết thúc phiên 29/12, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 20,56 điểm (-0,05%) xuống 37.689,54 điểm, S&P 500 mất 13,52 điểm (-0,28%) còn 4.769,83 điểm và Nasdaq Composite trượt 83,78 điểm (-0,56%) thành 15.011,35 điểm.

Thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến sự phục hồi đáng chú ý trong những tháng cuối năm, giúp cả ba chỉ số chính đều “bỏ túi” mức hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

Trong đó, công nghệ, dịch vụ truyền thông và hàng tiêu dùng không thiết yếu là những ngành có thành tích vượt trội hơn cả. Ngược lại, tiện ích, năng lượng và tiêu dùng thiết yếu mất dần vị thế.

S&P 500, Dow Jones và Nasdaq cùng ghi nhận 9 tuần tăng liên tiếp – chuỗi tăng hàng tuần dài nhất đối với S&P 500 kể từ tháng 1/2004 và dài nhất đối với Dow Jones và Nasdaq kể từ đầu năm 2019.

S&P 500 vẫn dao động trong khoảng 1% thấp so với mức cao kỷ lục đạt được vào ngày 3/1/2022. Đóng cửa trên mức đó, 4.796,56 điểm, sẽ xác nhận chỉ số chủ chốt đã bước vào thị trường giá lên khi chạm đáy thị trường giá xuống vào tháng 10/2022.

Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ trở nên sôi động hơn vào những tháng cuối, với Russell 2000 tăng mạnh trở lại sau mức lỗ 7,1% vào cuối tháng 10. Đến cuối năm, chỉ số chứng kiến mức tăng hàng năm là 15,1%.

Oliver Pursche, phó chủ tịch cấp cao của Wealthspire, cho biết: “Vào tháng 1 đầu năm, 363 ngày trước, nếu tôi nói rằng tôi nghĩ S&P sẽ tăng hơn 20% vào năm 2023, bạn sẽ bảo có suy nghĩ điên rồ. Nhưng với những gì chúng ta đã được thấy, chắc chắn có lý do để hài lòng với 2023 và lạc quan với 2024”.

Nói về diễn biến của ngày 29/12, ông Oliver Pursche nhận xét thêm rằng không có lý do thực sự nào cho đợt bán tháo nhỏ trong phiên cuối cùng, cũng không có tin tức nào tác động tới nó. Nhưng theo ông, nguyên nhân có lẽ là bởi sự thay đổi trong danh mục đầu tư vào phút chót cũng như hoạt động chốt lời khi chuẩn bị bước sang năm mới hoặc đơn giản chỉ là một số động thái tái cân bằng thị trường.

Năm 2023 là một giai đoạn đầy biến động được đánh dấu bởi cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ vào tháng 3, sự bùng nổ cổ phiếu trí tuệ nhân tạo, những lo lắng về nguồn cung dầu xuất phát từ cuộc chiến Israel-Hamas và lo ngại rằng chính sách hạn chế của Fed có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

Lãi suất không thay đổi đã trở thành đòn bẩy cho một đợt phục hồi đáng chú ý vào cuối năm của thị trường chứng khoán, sau đó chuyển sang tăng tốc trong tháng 12 khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mở ra các tín hiệu cho việc cắt giảm lãi suất vào năm 2024 và lạm phát đang dần trở lại mức mục tiêu 2% mà Fed kỳ vọng.

Trên thị trường năng lượng, vào phiên 29/12, dầu thô Brent ổn định ở mức 77,04 USD/thùng, giảm nhẹ 11 cent hay 0,14%. Dầu thô WTI ghi nhận mức 71,65 USD / thùng, giảm 12 cent hay 0,17%.

Cả hai hợp đồng đều giảm hơn 10% trong năm 2023 và kết thúc năm ở mức thấp nhất kể từ 2020.

Vào năm ngoái, Brent đã tăng 10% và WTI tăng 7% do những lo ngại về nguồn cung sau khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra.

Một cuộc khảo sát của Reuters với 34 nhà kinh tế và nhà phân tích dự báo, giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 82,56 USD vào năm 2024, giảm so với mức đồng thuận 84,43 USD vào tháng 11, vì họ cho rằng tăng trưởng toàn cầu yếu sẽ hạn chế nhu cầu. Căng thẳng địa chính trị đang diễn ra có thể ảnh hưởng tới giá cả.

Các nhà phân tích cũng đặt câu hỏi liệu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh, OPEC+, có tuân thủ đúng như thông báo cắt giảm nguồn cung mà họ đã đưa ra để thúc đẩy giá hay không. OPEC+ hiện đang cắt giảm sản lượng khoảng 6 triệu thùng mỗi ngày, chiếm 6% nguồn cung toàn cầu.

Cuộc chiến ở Trung Đông cũng gây ra lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung trong vài tháng cuối năm 2023 và dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2024.

Xem thêm

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

S&P 500 ngập ngừng vượt đỉnh lịch sử

Chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng nhẹ trong phiên giao dịch 27/12, với rất ít tin tức có tác động đến thị trường và thúc đẩy niềm tin khi S&P 500 lơ lửng ngay dưới mức xác nhận của thị trường giá lên…

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...