Bộ Công Thương tìm cách gỡ khó cho xuất khẩu gạo

Giải pháp bao gồm rà soát khung pháp lý tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, phát triển thị trường, nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu.
Bộ Công Thương tìm cách gỡ khó cho xuất khẩu gạo

“Sẽ có điều chỉnh về khung pháp lý và thể chế cho việc hội nhập sâu và hiệu quả với thị trường thế giới, nhất là trong bối cảnh thị trường gạo thế giới đang ngày càng khó khăn như hiện nay; Rà soát lại khung khổ pháp lý theo hướng thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, phát triển thị trường, nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo”… là những giải pháp được Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai trong năm nay nhằm tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo. 

Năm 2016, xuất khẩu gạo của cả nước chỉ đạt 4,88 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD, giảm gần 26% về khối lượng. Dự báo, năm nay, thị trường gạo sẽ sôi động hơn do nhu cầu cao từ châu Á và Trung Đông, cùng với đó, xuất khẩu của Thái Lan sẽ hồi phục và xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ khởi sắc.

Mặc dù vậy, xuất khẩu gạo vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn do dư thừa nguồn cung, người mua sẽ quyết định thị trường thay vì người bán như những năm trước đây. Do đó, bắt buộc phải nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, để làm được điều này, ngay từ đầu năm, Bộ đã đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo.

Trong đó, Bộ đã báo cáo Chính phủ và được chấp thuận bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường và khai thác các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy doanh nghiệp và người sản xuất hình thành những vùng sản xuất lớn, xây dựng các chuỗi liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ gạo; nghiên cứu, xây dựng quy hoạch các vùng canh tác gạo với những sản phẩm phù hợp với từng thị trường, có biện pháp cụ thể để ổn định về chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

“Bộ Công Thương tính đến việc tiếp tục tập trung đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu để cho phù hợp với từng đặc thù của từng thị trường, trong khi đó cũng cần đảm bảo yêu cầu sản xuất, đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Nếu sản phẩm không đảm bảo theo điều kiện khắt khe của an toàn thực phẩm sẽ không thể phát triển bền vững được. Bên cạnh đó cần tiếp tục hình thành các chuỗi sản xuất, tiêu thụ, phối hợp chặt chẽ giữa người nông dân, các doanh nghiệp chế biến, các doanh nghiệp cung ứng xuất khẩu và cả các hệ thống logistic lớn để có thể hình thành nên chuỗi”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ.

Có thể bạn quan tâm

Xử lý ra sao các trường hợp chiếm đoạt tiền từ thiện, làm giả sao kê và “đu trend” cứu trợ bão lũ?

Xử lý ra sao các trường hợp chiếm đoạt tiền từ thiện, làm giả sao kê và “đu trend” cứu trợ bão lũ?

Dù đóng góp và giúp sức với bất kỳ hình thức nào, người của công chúng nói riêng và người dân nói chung nên có sự tìm hiểu kĩ càng, không nên mang danh từ thiện cứu trợ để trục lợi ngay tại thời điểm khó khăn này, để dẫn đến những hành vi đánh bóng tên tuổi hay phô trương phản cảm...

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương bồi thường tổn thất do bão số 3

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương bồi thường tổn thất do bão số 3

Hoàn lưu bão số 3 đang gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Con số thương vong của khách hàng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ dự kiến sẽ còn tăng. Đây là tổn thất không thể bù đắp của khách hàng, đồng thời cũng là điều mà các doanh nghiệp bảo hiểm không muốn...