Bộ Công Thương tìm cách gỡ khó cho xuất khẩu gạo

Giải pháp bao gồm rà soát khung pháp lý tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, phát triển thị trường, nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu.
Bộ Công Thương tìm cách gỡ khó cho xuất khẩu gạo

“Sẽ có điều chỉnh về khung pháp lý và thể chế cho việc hội nhập sâu và hiệu quả với thị trường thế giới, nhất là trong bối cảnh thị trường gạo thế giới đang ngày càng khó khăn như hiện nay; Rà soát lại khung khổ pháp lý theo hướng thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, phát triển thị trường, nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo”… là những giải pháp được Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai trong năm nay nhằm tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo. 

Năm 2016, xuất khẩu gạo của cả nước chỉ đạt 4,88 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD, giảm gần 26% về khối lượng. Dự báo, năm nay, thị trường gạo sẽ sôi động hơn do nhu cầu cao từ châu Á và Trung Đông, cùng với đó, xuất khẩu của Thái Lan sẽ hồi phục và xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ khởi sắc.

Mặc dù vậy, xuất khẩu gạo vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn do dư thừa nguồn cung, người mua sẽ quyết định thị trường thay vì người bán như những năm trước đây. Do đó, bắt buộc phải nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, để làm được điều này, ngay từ đầu năm, Bộ đã đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo.

Trong đó, Bộ đã báo cáo Chính phủ và được chấp thuận bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường và khai thác các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy doanh nghiệp và người sản xuất hình thành những vùng sản xuất lớn, xây dựng các chuỗi liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ gạo; nghiên cứu, xây dựng quy hoạch các vùng canh tác gạo với những sản phẩm phù hợp với từng thị trường, có biện pháp cụ thể để ổn định về chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

“Bộ Công Thương tính đến việc tiếp tục tập trung đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu để cho phù hợp với từng đặc thù của từng thị trường, trong khi đó cũng cần đảm bảo yêu cầu sản xuất, đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Nếu sản phẩm không đảm bảo theo điều kiện khắt khe của an toàn thực phẩm sẽ không thể phát triển bền vững được. Bên cạnh đó cần tiếp tục hình thành các chuỗi sản xuất, tiêu thụ, phối hợp chặt chẽ giữa người nông dân, các doanh nghiệp chế biến, các doanh nghiệp cung ứng xuất khẩu và cả các hệ thống logistic lớn để có thể hình thành nên chuỗi”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...