Quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ: “Nắng ấm cho Việt Nam”

“Việt Nam: Vì sao xoay trục về Mỹ lại hé lộ được kết quả tích cực?” là bài thứ 3 trong 4 bài thuộc chuỗi bài “Vietnam is making noise, and the World is listening” của Fronteranews.com vừa phát hành.
Quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ: “Nắng ấm cho Việt Nam”

"Vietnam is making noise, and the World is listening” có thể được tạm hiểu là "Việt Nam lên tiếng, và Thế giới đang lắng nghe".

Thúc đẩy quan hệ với Mỹ

Trong chuyến thăm Mỹ gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có hội đàm Tổng thống Trump. Cuộc họp khá thành công với nhiều thương vụ được ký kết đạt tổng giá trị lên đến khoảng 8 tỷ USD giữa doanh nghiệp hai quốc gia. Nhiều đối tác tên tuổi lớn của Mỹ tham gia như General Electric (GE), Honeywell International (HON) và Caterpillar (CAT).

Để có cuộc hội đàm thành công như vậy, Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy ngoại giao. Reuters cho rằng, kết quả có được là nhờ sự nỗ lực của Đại sứ Việt Nam tại Mỹ - ông Phạm Quang Vinh, sự tư vấn của các công ty chuyên nghiệp như Podesta Group, và sự ủng hộ và hỗ trợ của các doanh nghiệp hàng đầu trong nước có kinh doanh tại Mỹ thông qua mạng lưới quan hệ ở Lưỡng viện.

Những nỗ lực củng cố và thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ được triển khai từ trước khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, và được thúc đẩy mạnh mẽ sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp định TPP.

Việc Mỹ rút khỏi TPP khiến khả năng tiếp cận thị trường Mỹ của Việt Nam ít nhiều bị giảm sút, gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động thương mại Việt Mỹ. Vì thế, nay Việt Nam tập trung thúc đẩy quan hệ song phương với Mỹ.

Nắng ấm cho Việt Nam

Tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và Mỹ

 Tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và Mỹ

 Mặc dù Việt Nam vẫn duy trì quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc, nhưng số liệu những năm gần đây cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ nhiều gấp đôi so với sang đối tác khổng lồ châu Á này. Điều này càng khẳng định tính chất trọng yếu của thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, thương mại phía Mỹ chưa cân xứng vì Mỹ nhập siêu lên đến 32 tỷ USD từ Việt Nam và đưa Việt Nam thành nước đứng thứ 6 trong các nước hàng đầu mà Mỹ nhập siêu.

Phía Mỹ hài lòng về chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng với các thương vụ ký kết vừa rồi. Bộ trưởng Thương mại Mỹ, ông Wilbur Ross tuyên bố các hợp đồng này sẽ đem lại cho nước Mỹ 3,4 tỉ USD và tạo ra khoảng 23.000 việc làm.

Dù vậy, bên cạnh nguyên nhân kinh tế, tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn trong các hiệp định thương mại song phương với Việt Nam, còn có nguyên nhân khác khiến Washington có thể thắt chặt quan hệ với Hà Nội - Mỹ đang tìm kiếm đồng minh ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành đồng minh mạnh mẽ của Mỹ. Những liên kết kiểu này sẽ là lợi thế cho Việt Nam trong quan hệ thương mại với Mỹ.

Gia tăng đầu tư và thương mại với Mỹ cũng giúp Việt Nam nâng cấp thị trường chứng khoán từ sơ khai lên mức mới nổi. Chúng ta sẽ cùng xem xét tình huống này trong bài thứ 4, cũng là bài cuối cùng trong chuỗi bài “ Việt Nam lên tiếng, và Thế giới đang lắng nghe”.

Theo Bizlive.vn

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…