Quản lý thị trường Đồng Tháp thu giữ nhiều sản phẩm chưa được phép kinh doanh tại Việt Nam

Lực lượng Quản lý thị trường Đồng Tháp vừa kiểm tra đột xuất một hộ kinh doanh ở huyện Cao Lãnh phát hiện nhiều sản phẩm chưa được phép kinh doanh tại Việt Nam.

Theo Cục Quản lý thị trường Đồng Tháp, qua công tác trinh sát và quản lý địa bàn, ngày 13/12/2022, Đội Quản lý thị trường số 2 đã đột xuất tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh nói trên.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại cơ sở đang buôn bán sản 02 loại thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate và Paraquat đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ ra khỏi Danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Ngoài hành vi đặc biệt nghiêm trọng nêu trên, hộ kinh doanh còn kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đã quá hạn sử dụng.

Điều đáng nói, quá trình kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 2 còn phát hiện cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định; Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Trước hành vi trên lực lượng Quản lý thị trường Đồng Tháp, đã thiết lập các thủ tục hành chính tạm giữ và niêm phong toàn bộ tang vật vi phạm, đồng thời đang hoàn tất hồ sơ trình Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đồng Tháp phạt hành chính.

Quản lý thị trường Đồng Tháp thu giữ nhiều sản phẩm chưa được phép kinh doanh tại Việt Nam
Quản lý thị trường Đồng Tháp thu giữ nhiều sản phẩm chưa được phép kinh doanh tại Việt Nam

Theo tìm hiểu của chúng tôi tại Bộ luật Hình sự: Buôn bán hàng cấm là hành vi buôn bán hàng hóa bị cấm lưu thông, mua bán, trao đổi theo quy định của pháp luật. Buôn bán hàng cấm là hành vi người phạm tội mua lại mặt hàng cấm từ trong nước hoặc nước ngoài; bán mặt hàng cấm ra ngoài thi trường dưới bất kỳ hình thức nào.

Tội buôn bán hàng cấm được áp dụng cho người phạm tội là người bán hoặc người mua, tức chỉ cần một hành vi bán hoặc mua hàng cấm của người phạm tội thì đã bị truy cứu trách nhiệm về tội buôn bán hàng cấm.

Vì thế, người phạm tội có hành vi buôn hoặc bán các mặt hàng hóa hoặc dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thì có các khung hình phạt sau: Có thể phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến một tỷ  đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm tù. Đối với  pháp nhân thương mại vi phạm thì bị phạt tiền từ một tỷ đồng đến ba tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm