Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng với gần 87% đại biểu tán thành

Sáng 12/6, với gần 87% đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/ 2019.
Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng với gần 87% đại biểu tán thành

Theo kết quả kiểm phiếu, 423/466 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 86,86% tổng số đại biểu) tán thành thông qua Luật An ninh mạng. Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm 3,08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5,75%).

Trước đó, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Điều 10 Luật An ninh mạng về hệ thống thông tin quan trọng quốc gia (hơn 86% tán thành) và Điều 26 về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng (hơn 81% tán thành).

Luật An ninh mạng có 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Luật An ninh mạng sau nhiều lần chỉnh sửa cấm chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng. Hành vi Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi cũng sẽ bị xử lý.

Điều 26 Luật An ninh mạng về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng và cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản.

Các doanh nghiệp phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung bị cấm trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ và ngừng hoặc không cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân trên khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ TT-TT.

Sau nhiều lần điều chỉnh, luật yêu cầu doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ và dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Các doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Chính phủ quy định chi tiết việc này.

"Theo Luật an ninh mạng, Facebook, Google phải đặt máy chủ ảo tại Việt Nam 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...