Quý 1/2018: Doanh thu Tập đoàn FLC tăng 40%, lợi nhuận sụt giảm chỉ đạt 139 tỷ đồng

Do giá vốn hàng bán tăng mạnh, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đáng kể nên lợi nhuận của CTCP Tập đoàn FLC (mã: FLC) sụt giảm 32%, chỉ đạt 139 tỷ đồng.
Quý 1/2018: Doanh thu Tập đoàn FLC tăng 40%, lợi nhuận sụt giảm chỉ đạt 139 tỷ đồng

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2018, doanh thu thuần của tập đoàn tăng trưởng 39% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 2.207 tỷ đồng. Nhưng giá vốn bán hàng tăng thêm 52% lên 1.979 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp về bán hàng sụt giảm 21% xuống còn 227 tỷ đồng.

Trong quý 1, tập đoàn FLC ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính 132,87 tỷ đồng, tăng hơn 18% so với cùng kỳ, chủ yếu do thu từ lãi vay và lãi tiền gửi.

Nhưng 3 tháng đầu năm, chi phí lãi vay của FLC đã tăng thêm 31% lên 78,78 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm nhẹ xuống còn 46 tỷ đồng, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên gần 97 tỷ đồng.

Do đó, lợi nhuận thuần từ kinh doanh chỉ đạt 141 tỷ đồng, giảm 31%. Lợi nhuận trước thuế đạt 139,3 tỷ đồng và sau thuế còn 99,3 tỷ đồng, sụt giảm 35% so với cùng kỳ năm trước.

Thuyết minh báo cáo cho thấy, doanh thu của tập đoàn FLC tăng trưởng khả quan nhờ doanh thu bán hàng hoá tăng gấp đôi đạt 1.164 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh bất động sản khởi sắc, đem về doanh thu 945 tỷ đồng, chiếm tới 47% tổng doanh thu. Doanh thu hoạt động cung cấp dịch vụ đạt 157 tỷ đồng.

Sau đợt phát hành chia cổ tức năm 2016, vốn điều lệ của FLC đã tăng lên gần 6.827 tỷ đồng. Đến cuối tháng 3/2018, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luỹ kế trên báo cáo còn hơn 1.444 tỷ đồng.

Cùng với quy mô doanh nghiệp và doanh thu tăng trưởng nhanh chóng, nợ phải trả của FLC tăng lên 14.947 tỷ đồng. Trong đó, chiếm tới 80,2% là nợ phải trả ngắn hạn, tương ứng 12.038 tỷ đồng, còn nợ dài hạn hơn 2.909 tỷ đồng.

Đáng chú ý, hết tháng 3, FLC ghi nhận số tiền người mua trả trước hơn 2.076 tỷ đồng, nợ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 272 tỷ đồng.

Trong khi đó, khoản phải trả ngắn hạn khác tăng lên hơn 5.430 tỷ đồng. Thuyết minh BCTC cho thấy, các khoản nợ này chủ yếu là nợ phải trả bên thứ 3 là các công ty xây dựng, đại lý phân phối bất động sản (Mland, Danko, CTCP bất động sản Thế Kỷ).

Các khoản phải trả ghi nhận là tiền đặt cọc, tiền hợp đồng góp vốn từ người mua… cũng lên tới vài nghìn tỷ đồng. Trong đó, FLC đã nhận tiền đặt cọc theo hợp đồng góp vốn vào dự án FLC Star Tower (quận Hà Đông, Hà Nội) gần 559 tỷ đồng, tiền cọc góp vốn vào dự án khu đô thị chức năng Đại Mỗ (Từ Liêm, Hà Nội) hơn 329 tỷ đồng, tiền cọc thu hộ từ đại lý bán bất động sản hơn 1.093 tỷ đồng.

Với hàng loạt dự án đã và đang triển khai đầu tư ở nhiều địa phương, FLC đã thu được khoản tiền đặt cọc theo hợp đồng góp vốn vào các dự án khác hơn 2.174 tỷ đồng…

Riêng về quy mô vay nợ của toàn tập đoàn FLC trong quý 1/2018 tiếp tục tăng nhẹ lên 4.153 tỷ đồng, gồm 1.259 tỷ đồng nợ vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, 2.895 tỷ đồng nợ dài hạn. Báo cáo cho thấy, FLC hiện có quan hệ tín dụng tại 10 tổ chức tín dụng, tăng đáng kể số lượng chủ nợ so với năm trước.

Tại thời điểm 31/3/2018, dư nợ tín dụng của tập đoàn FLC và các công ty thành viên đáng kể đến như: BIDV (dư nợ 1.688 tỷ đồng), Vietinbank (720 tỷ đồng), công ty cho thuê tài chính của Vietinbank (49 tỷ đồng), HDBank (97,7 tỷ đồng), Phương Đông (511 tỷ đồng), Quốc Dân- NCB (322 tỷ đồng), Vietcombank (39,75 tỷ đồng), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (gần 39 tỷ đồng), PVcombank (710 tỷ đồng), TPBank (15 tỷ đồng)…

Các khoản nợ vay ngân hàng được tập đoàn thế chấp bằng tài sản hình thành từ dự án, quyền sử dụng đất và các nguồn tư từ chính dự án, quyền khai thác kinh doanh dự án, hay hợp đồng tiền gửi…

Được biết, thời gian qua Tập đoàn FLC liên tục đẩy mạnh đầu tư, mở rộng quỹ đất làm hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Quy Nhơn, Quảng Bình, Quảng Ninh, đang nhắm tới Quảng Ngãi và Phú Quốc. Các dự án đều có quy mô vốn rất lớn hàng chục tỷ đồng, như dự án FLC Quảng Bình quy mô đầu tư 20.000 tỷ đồng, dự án FLC Vân Đồn quy mô đầu tư 2 tỷ USD… Đo đó đòi hỏi FLC phải có nguồn lực tài chính, đảm bảo cân đối nguồn tiền để đủ sức triển khai nhiều dự án cũ và mới cùng lúc.

Hiện, FLC vẫn chưa tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2018, song theo thông tin công bố, tập đoàn đặt mục tiêu năm 2018 sẽ tăng doanh thu thêm 20% lên mốc kỷ lục 14.000 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã hoàn thành được 16% kế hoạch doanh thu đề ra.

>> Sau Quảng Ngãi, FLC ngắm thị trường nghỉ dưỡng Bình Thuận

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...