Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong bối cảnh kết quả kinh doanh quý 1/2025 sụt giảm so với cùng kỳ, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - mã chứng khoán: SAB) vẫn duy trì chính sách cổ tức hấp dẫn cho cổ đông.

Theo đó, doanh nghiệp thông báo sẽ chi trả phần cổ tức tiền mặt còn lại của năm 2024 với tỷ lệ 30%, tương ứng 3.000 đồng cho mỗi cổ phiếu. Ngày đăng ký cuối cùng là 1/7/2025 và ngày thanh toán dự kiến rơi vào cuối tháng 31/7/2025.

Với gần 1,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, tổng số tiền Sabeco dự kiến chi cho đợt cổ tức này lên tới gần 3.800 tỷ đồng. Trước đó, vào tháng 1/2025, công ty đã tạm ứng 20% cổ tức (tương đương 2.000 đồng/cổ phiếu), qua đó nâng tổng tỷ lệ cổ tức năm 2024 lên mức 50%. Kế hoạch này đã được thông qua tại Đại hội cổ đông thường niên tổ chức vào ngày 24/4 vừa qua, với tổng giá trị chi trả ước tính lên tới 6.413 tỷ đồng.

Tuy nhiên, phía sau sự hào phóng ấy là bức tranh kinh doanh còn nhiều gam màu trầm. Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2025 cho thấy doanh thu thuần của Sabeco chỉ đạt hơn 5.810 tỷ đồng, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tài chính cũng suy giảm gần 13%, trong khi chi phí tài chính lại tăng vọt gấp 10 lần, lên hơn 91 tỷ đồng.

Dù chi phí bán hàng có xu hướng tiết giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng gần 19%, khiến lợi nhuận sau thuế chỉ còn 799,6 tỷ đồng, tức giảm 21,9% so với quý I/2024.

Theo giải trình từ phía doanh nghiệp, kết quả kinh doanh thấp hơn xuất phát từ nhiều nguyên nhân cộng hưởng. Một phần đến từ tác động cạnh tranh gay gắt và ảnh hưởng của Nghị định 168 làm giảm sản lượng tiêu thụ.

Một phần khác là hệ quả từ việc hợp nhất Tập đoàn Bia Bình Tây (Sabibeco) như công ty con từ đầu năm 2025, dẫn đến việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt trực tiếp lên báo cáo tài chính Sabeco thay vì thông qua công ty liên kết như năm trước.

Không dừng lại ở đó, thương vụ thâu tóm Sabibeco còn làm tăng đáng kể chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp. Dù vậy, công ty cũng ghi nhận một số điểm sáng, như lợi nhuận từ các công ty liên doanh liên kết cải thiện và chi phí bán hàng giảm, phần nào bù đắp tổn thất.

Tính đến cuối quý 1/2025, tổng tài sản của Sabeco ghi nhận gần 31.619 tỷ đồng, giảm 5,4% so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền gửi ngân hàng kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm chiếm hơn 51% tổng tài sản.

Ở phía nguồn vốn, tổng nợ phải trả giảm hơn 33% so với đầu năm, còn 6.012 tỷ đồng, chủ yếu là nghĩa vụ thuế và vay ngắn hạn. Điều này giúp Sabeco giữ được bảng cân đối kế toán tương đối lành mạnh.

Trong năm 2025, Sabeco đặt mục tiêu đạt 31.641 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ 1% so với thực hiện năm 2024, nhưng kỳ vọng lợi nhuận sau thuế tăng 8%, lên 4.835 tỷ đồng. Kết thúc quý I, doanh nghiệp đã hoàn thành lần lượt 18,4% và 16,5% kế hoạch năm.

anh-chup-man-hinh-2025-05-07-luc-180229.png
Diễn biến cổ phiếu SAB trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SAB có diễn biến đi ngang. Kết phiên 7/7, mã này tăng nhẹ 0,42% lên 42.050 đồng/cổ phiếu với thanh khoản ở mức khiêm tốn chỉ gần 800.000 cổ phiếu.

Xem thêm

SABECO chính thức ra mắt dòng bia 333 Pilsner

SABECO chính thức ra mắt dòng bia 333 Pilsner

Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) chính thức ra mắt dòng bia 333 Pilsner - phiên bản nhẹ hơn, êm hơn của thương hiệu huyền thoại...

Có thể bạn quan tâm

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Trong bối cảnh thị trường truyền thông và giải trí cạnh tranh khốc liệt, Yeah1 ghi dấu ấn bằng kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý đầu năm 2025. Doanh nghiệp này còn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại khi một quỹ lớn đến từ Phần Lan chính thức trở thành cổ đông lớn...

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

Sau một năm 2024 đầy biến động, hệ sinh thái Vingroup bước sang năm 2025 với khí thế bứt phá ngoạn mục, thể hiện rõ qua loạt báo cáo tài chính quý 1 từ các "trụ cột" trong tập đoàn (bất động sản, sản xuất đến bán lẻ0 đồng loạt ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng...