Sai phạm lớn tại VRG: "Đốt tiền" vào công ty sân sau

Trong số hàng loạt sai phạm lớn về kinh tế với tổng số tiền hơn 8.300 tỉ đồng tại Tập đoàn công nghiệp cao su VN giai đoạn 2006 - 2011, nghiêm trọng nhất phải kể đến kiểu đầu tư “đốt tiền” vào công ty
Sai phạm lớn tại VRG: "Đốt tiền" vào công ty sân sau

Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn công nghiệp cao su VN được Thanh tra Chính phủ kết luận, công bố từ cuối năm 2014. Những kiến nghị xử lý sai phạm về kinh tế số tiền hơn 8.300 tỉ đồng, xem xét xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân tại tập đoàn này đang “trôi” về đâu?

Ngoài những vi phạm liên quan đến “xé rào” trong việc tăng vốn điều lệ hàng ngàn tỉ đồng sai quy định; nhiều khoản đầu tư rất lớn ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính trong nhiều năm không thu được lợi nhuận, lỗ, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây mất vốn giá trị lớn; hàng loạt đơn vị thành viên sai phạm trong quản lý đất đai, tài chính, đầu tư xây dựng..., việc thao túng “sân sau” là Công ty CP chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Đồng Tháp (DSEC) của lãnh đạo VRG để lại hậu quả nặng nề.

Sau khi thành lập tập đoàn vào năm 2006, quy mô vốn, tài sản của VRG liên tục tăng, thì một năm sau đó, Công ty CP chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Đồng Tháp (DSEC) được “dựng lên” do các cổ đông sáng lập là Công ty TNHH MTV cao su Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Phú Riềng (đơn vị thành viên VRG) và một số cá nhân là lãnh đạo VRG.

Mặc dù nhiều cổ đông đang quản lý vốn nhà nước nhưng đã bất chấp quy định, “rót” những khoản tiền lớn vào DSEC. Bất thường hơn, một số cá nhân là lãnh đạo VRG và các công ty thành viên còn trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động DSEC, trong đó có nguyên Chủ tịch HĐQT VRG kiêm Chủ tịch HĐQT DSEC. Vì là “sân sau” của lãnh đạo, cho nên mặc dù từ khi thành lập đến năm 2012, DSEC liên tục bị thua lỗ nhưng vẫn được Công ty tài chính TNHH MTV cao su VN (cũng thuộc VRG) và các đơn vị góp vốn ưu ái cho vay bằng những hợp đồng vay, hồ sơ thế chấp và bảo lãnh không đủ căn cứ pháp lý... Từ những “ưu ái đặc biệt” đó, nhiều khoản vay đã bị DSEC sử dụng sai mục đích, chiếm dụng vốn...

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc đầu tư góp vốn, quản lý sử dụng tại DSEC có nhiều sai phạm, có dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của nhà nước trong góp vốn, sử dụng vốn đầu tư, gây thiệt hại lớn cho nhà nước và doanh nghiệp. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh của DSEC liên tục lỗ, đến nay đã mất hết vốn điều lệ khoảng 144 tỉ đồng và dư nợ không có khả năng thanh toán hơn 253 tỉ đồng...

Cũng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, hàng loạt sai phạm lớn xảy ra trong thời gian ông Lê Quang Thung giữ vai trò Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT VRG. Trong nhiều năm, lợi nhuận đạt được của VRG chủ yếu từ kết quả kinh doanh sản phẩm cây cao su, trong khi đó, việc "rót" tiền nhà nước vào công ty sân sau, đầu tư ngoài ngành... gây ra nhiều thua lỗ, sai phạm.

Công ty không ai biết hình hài

Cũng như “số phận” hơn 8.300 tỉ đồng sai phạm của VRG, những “mảng tối” tại DSEC hiện cũng chưa biết “trôi” về đâu.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, DSEC đăng ký hoạt động tại Cụm công nghiệp (CCN) Mỹ Hiệp, xã Mỹ Hiệp, H.Cao Lãnh (Đồng Tháp). Cuối năm 2011, công ty đã đăng ký thuê 8,3 ha đất trong CCN này để xây dựng nhà máy.

Ngày 1.11, PV đến CCN Mỹ Hiệp, nhưng không gặp bất cứ công ty nào trương bảng kinh doanh thủy hải sản tại đây, ngoại trừ Công ty TNHH thủy sản Phát Tiến. Khi hỏi người dân trong khu vực này và các công nhân thủy sản, họ đều trả lời: “Cái tên DSEC nghe lạ quá, mấy năm nay không thấy công ty nào có tên như vậy hoạt động tại đây”.

Liên hệ với ông Lê Hữu Dư, Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp, thì ông cho biết ở tỉnh có nhiều công ty thủy sản nhưng tên công ty này nghe rất lạ nên ông “cũng không biết”. Trong khi đó, ông Lê Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Tháp, cũng bất ngờ với cái tên công ty này.

Theo ông Vũ, nếu trong lĩnh vực chế biến cá tra thì tên các công ty ông biết hết ngoại trừ nếu công ty kinh này kinh doanh chế biến nhỏ cá khô các loại thì có thể ông không nắm được. Khi PV nói công ty này đăng ký ở CCN Mỹ Hiệp, ông Vũ khẳng định “trong CCN đó chỉ có mỗi Công ty Phát Tiến kinh doanh thủy sản mà thôi”.

Sau khi kiểm tra lại thông tin, một lãnh đạo Sở KH-ĐT Đồng Tháp cho biết, DSEC có đăng ký kinh doanh tại CCN Mỹ Hiệp, vốn đầu tư trên 160 tỉ đồng với nhiều cổ đông rất lớn, tuy nhiên công ty này chỉ đặt doanh nghiệp thôi, qua kiểm tra thì cho đến nay không có dự án đầu tư, không thuê đất hay xây trụ sở lớn.

Còn ông Trương Việt Long, Trưởng phòng Kinh tế - hạ tầng H.Cao Lãnh, cho biết: “Mấy năm trước công ty có đăng ký thuê đất làm dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy sản trong CCN Mỹ Hiệp, nhưng sau đó cũng chưa triển khai xây dựng nhà xưởng hay nhà máy gì hết”. Cũng theo ông Long, “gần đây không thấy công ty hoạt động hay xây dựng gì hết nên người dân trong khu vực đó chưa biết là phải”.

Theo Thanh Niên

>> Các cựu lãnh đạo PNC đã bán hết 6,4% cổ phiếu, liệu sóng gió đã qua?

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...