Sàn thương mại điện tử Sen Đỏ nhận vốn đầu tư 51 triệu USD

Mới đây, sàn Thương mại điện tử Sen Đỏ đã công bố nhận được khoản đầu tư 51 triệu USD từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Ngoài các cổ đông cũ, 3 nhà đầu tư mới rót vốn vào là SoftBank Ven
Sàn thương mại điện tử Sen Đỏ nhận vốn đầu tư 51 triệu USD

Trong đó, xuất hiện 3 nhà đầu tư mới là SoftBank Ventures Korea, Daiwa PI Partners và SKS Ventures; cùng các nhà đầu tư hiện hữu gồm: Tập đoàn FPT, Tập đoàn SBI, eContext Asia, BEENEXT và BEENOS.

Softbank Ventures Korea, một nhánh của Softbank Group được thành lập từ năm 2000, là cái tên nổi tiếng trong ngành công nghiệp Internet trên thế giới.

Daiwa PI Partner, trực thuộc tập đoàn Daiwa Securities Group, là nhà đầu tư tài chính hàng đầu tại Nhật Bản, chuyên về đầu tư cổ phần tư nhân và xử lý nợ xấu.

Còn Quỹ đầu tư mạo hiểm SKS Ventures cũng có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam và châu Á.

Ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT và Nhà sáng lập Công ty Sen Đỏ cho biết: "Khoản đầu tư mới này hứa hẹn sẽ giúp Sen Đỏ thực hiện được các dự định, cơ hội phát triển kinh doanh mới trong TMĐT, như mở rộng thêm mô hình C2C, cho ra mắt SenMall - nền tảng thương mại điện tử điện tử B2C mới, và đưa ví điện tử Senpay trở thành nền tảng công nghệ tài chính hàng đầu Việt Nam".

Theo ông Dũng, mục tiêu cao nhất của Sen Đỏ là hỗ trợ hàng trăm ngàn người bán hàng Việt Nam, đồng thời giúp tạo ra hàng triệu việc làm cho người dân Việt Nam. Với việc đạt được tổng giá trị giao dịch qua sàn hàng năm 330 triệu USD, công ty đang hướng tới mốc 1 tỷ USD tổng giá trị giao dịch vào năm 2020.

Được thành lập từ năm 2012, Sendo.vn là một trong bốn sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam tính theo tổng giá trị giao dịch. Hiện nay, Sendo.vn hiện đang cung cấp 10 triệu sản phẩm với hơn 300.000 người bán, và hàng triệu người mua trên khắp 63 tỉnh, thành.

Trước đó, vào năm 2014, Sen Đỏ đã thu hút các nhà đầu tư đình đám như SBI, Digital Garage, Beenos, Beenext.

Theo số liệu mới nhất từ Liên Hiệp Quốc, Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số trẻ với hơn 90 triệu dân và độ tuổi trung bình là 31. Trong đó, hãng nghiên cứu thị trường Nielsen Vietnam cũng tiết lộ trong khảo sát vào năm 2017 rằng 95% dân số tại các thành phố sử dụng điện thoại di động và 84% trong số đó sở hữu smartphone.

Sự tăng trưởng kinh ngạc trong thị trường di động mang lại nhiều tiềm năng kinh tế rất lớn, bao gồm cả sự tác động lên ngành thương mại điện tử tại đất nước hình chữ S.

Về tổng quan thương mại điện tử Việt Nam, mặc dù vẫn còn quy mô nhỏ nhưng là một trong những thị trường phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Cụ thể, doanh thu hàng tiêu dùng nhanh thông qua thương mại điện tử đạt 0.5% thị phần, tăng trưởng vượt trội 69% so với năm ngoái.

Đồng thời, với đề án của Nhà nước trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu tỷ trọng thanh toán tiền mặt ở mức thấp hơn 10% vào năm 2020, ngành thương mại điện tử hay thanh toán trực tuyến sẽ là thị trường phát triển mạnh mẽ từ đây đến năm 2020.

Theo đánh giá của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2017 đạt trên 25% và tốc độ này có thể được duy trì trong giai đoạn 2018 - 2020.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…