Sắp có một loạt đô thị mới được thành lập trên cả nước

Mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh...
Thành lập
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Theo đó, 10 tỉnh có nghị quyết thành lập đơn vị hành chính là An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Đầu tiên là tỉnh An Giang, theo Nghị quyết số 721/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị xã Tịnh Biên và các phường thuộc thị xã Tịnh Biên; thành lập thị trấn Đa Phước thuộc huyện An Phú và thị trấn Hội An thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Tại tỉnh Bắc Ninh được thành lập 2 thị xã. Theo Nghị quyết số 723/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị xã Thuận Thành và các phường thuộc thị xã Thuận Thành; thành lập thị xã Quế Võ và các phường thuộc thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Ở Bắc Kạn sẽ thành lập thị trấn Vân Tùng thuộc huyện Ngân Sơn, theo Nghị quyết số 722/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị.

Tỉnh Bến Tre cũng thành lập 3 thị trấn thuộc các huyện. Theo Nghị quyết số 724/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị trấn Tiên Thủy thuộc huyện Châu Thành, thị trấn Tiệm Tôm thuộc huyện Ba Tri và thị trấn Phước Mỹ Trung thuộc huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.

Tại Bình Dương, sẽ thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương, theo Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập.

Còn ở Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk sẽ thành lập thị trấn Pơng Drang thuộc huyện Krông Búk, theo Nghị quyết số 726/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Nghị quyết số 727/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập các phường thuộc thị xã Điện Bàn và thị trấn Trung Phước thuộc huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, theo Nghị quyết số 729/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị trấn Hóa Thượng thuộc huyện Đồng Hỷ và nhập xã Quân Chu vào thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Còn tỉnh Vĩnh phúc sẽ thành lập 2 thị trấn, theo Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị trấn Kim Long thuộc huyện Tam Dương, thị trấn Tam Hồng thuộc huyện Yên Lạc và phường Định Trung thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tất cả những nghị quyết trên đều có hiệu lực từ ngày 14/10/2023, riêng Nghị quyết số 728/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị điều chỉnh 3,13 km2 diện tích tự nhiên và 490 người của ấp Phước Hội thuộc xã Long Khánh vào ấp Mé Láng thuộc xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2023.

Thực tế, các nghị quyết nêu rõ, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành các nghị quyết; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh các đơn vị hành chính được thành lập mới phải hoàn thành việc đổi tên kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Xem thêm

Chỉ trong 1 tháng, cả nước có 10.800 doanh nghiệp thành lập mới

Chỉ trong 1 tháng, cả nước có 10.800 doanh nghiệp thành lập mới

Theo số liệu mới nhất từ báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 1/2023, cả nước có 10,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 99,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 68,6 nghìn lao động.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.