Trong khuôn khổ lễ hội còn có không gian giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đặc trưng của tỉnh Hà Giang (từ ngày 25 - 28/11); giải marathon quốc tế “Chạy trên cung đường Hạnh phúc” tỉnh Hà Giang năm 2022 (diễn ra ngày 9/10); giải đua xe ô tô, mô tô mạo hiểm “Tinh thần Đá” tỉnh Hà Giang (từ ngày 19 - 20/11)...
Năm nay tỉnh Hà Giang chuẩn bị gần 400 ha để trồng hoa tam giác mạch, sao cho hoa nở kéo dài từ ngày 20/10 đến hết tháng 12; tập trung để hoa nở rộ vào đúng tuần tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch 2022.
Nơi có diện tích trồng hoa tam giác mạch lớn nhất là huyện Đồng Văn (khoảng 250 ha), trọng điểm dọc QL 4C và cung đường Phố Là, Phố Bảng, Phố Cáo, Sủng Là, Thài Phìn Tủng, Lũng Táo, Ma Lé, Lũng Cú.
Hoa tam giác mạch còn được trồng nhiều ở huyện Quản Bạ. Địa điểm tập trung nhiều hoa tam giác mạch là điểm dừng chân Cổng trời, điểm du lịch Thạch Sơn Thần và các điểm có diện tích đất dọc quốc lộ 4C.
Tại huyện Mèo Vạc, hoa tam giác mạch được trồng nhiều tại thôn Há Chí Đùa (xã Tả Lủng); khu vực Tượng đài Thanh niên xung phong, khu vực trái tim đá, khu vực đối diện Trạm Y tế (xã Pải Lủng); khu vực ngã 3 Hạt 7, khu vực xuống Bến thuyền thủy điện Nho Quế 1 thuộc thôn Hấu Chua (xã Giàng Chu Phìn); thôn Sảng Pả A và tổ 2 (thị trấn Mèo Vạc); thôn Pả Vi Thượng, thôn Pả Vỉ Hạ và khu vực xuống Bến thuyền thủy điện Nho Quế 1 (xã Pả Vi)... Huyện Yên Minh sẽ trồng hoa tam giác mạch tại Na Khê, Lao Và Chải, Du Già, thị trấn Yên Minh…