Sau 100 năm, phải chăng sự nhạy bén trong kinh doanh mới chính là di sản thực sự của Disney?

Di sản lớn nhất của Disney có lẽ không chỉ gồm câu chuyện cổ tích hay nhân vật hoạt hình sống động mà là lịch sử về các vụ sáp nhập, mua lại và sự chuyển mình khéo léo trong thời kỳ đổi mới của một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới...

Disney-100.jpg

Từ các sự kiện đặc biệt như Disney on Ice cho đến buổi lễ tôn vinh tại Viện phim Anh (British Film Institute) và hàng loạt sản phẩm Disney100 phiên bản giới hạn, “100 Năm Điều Kỳ Diệu” là chủ đề cho hoạt động quảng bá kéo dài một năm của Disney nhân dịp kỷ niệm 100 tuổi của "Nhà Chuột".

Sau 100 năm, mặc dù hình ảnh của Disney gắn chặt với sự diệu kỳ và phép màu tuổi thơ, nhưng trên thực tế, di sản lớn nhất của thương hiệu không phải là những câu chuyện cổ tích hay nhân vật hoạt hình mà là sự nhạy bén trong kinh doanh của những nhân vật sau hậu trường - những người đã có công gây dựng nên sự hiện diện trường tồn của Disney trong ngành công nghiệp điện ảnh và nền văn hóa đại chúng toàn cầu.

KHỞI ĐẦU CỦA “NHÀ CHUỘT”

Công ty Walt Disney được thành lập tại Hollywood bởi Walt và Roy Disney vào năm 1923. Trước đó, cùng với người bạn và nhà làm phim hoạt hình Ub Iwerks, hai anh em đã thành lập Laugh-O-Gram Studio ở Thành phố Kansas. Nhưng rồi, họ dần di chuyển hoạt động về bờ Tây với loạt phim câm Alice Comedy cực kỳ thành công.

Tuy nhiên có thể khẳng định, hoạt hình là yếu tố giúp hãng phim Disney trở nên nổi tiếng. Đầu tiên là với bộ phim ngắn về những chuyến đi chơi của Chuột Mickey trong bộ phim âm thanh đầu tiên của hãng, “Steamboat Willie” và loạt phim Silly Symphony. Sau đó là sự xuất hiện của bộ phim hoạt hình kinh điển Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn vào năm 1937.

Walt-Disney-and-Ed-Sullivan-e1553738413761-2841352804-1553741131569.png

Hai thập kỷ đầu tiên của hãng phim đã hình thành nên mong muốn đổi mới và kỳ vọng lợi nhuận của Disney. Điều này được minh họa thông qua việc họ sớm áp dụng nhiều công nghệ khác nhau, chẳng hạn như Technicolor và âm thanh, vào các sản phẩm điện ảnh và nhanh chóng mở rộng thêm phương thức bán hàng dựa theo các nhân vật hoạt hình, điển hình là các mặt hàng Chuột Mickey chính thức có lãi vào giữa những năm 1930.

Việc dồn phần lớn lợi nhuận vào các dự án hoạt hình đắt tiền đã khiến Disney phải tìm cách cắt giảm chi phí và mở rộng sang các loại hình khác. Điều này bao gồm việc thực hiện loạt phim trực tiếp về thiên nhiên, chương trình truyền hình và khai trương Disneyland, công viên giải trí đầu tiên của hãng ở Los Angeles vào năm 1955.

Mặc dù các sản phẩm hoạt hình của “Nhà Chuột” không còn mang tính đột phá như xưa nhưng việc áp dụng truyền hình vào những năm 1950 vẫn sinh lợi và phổ biến với khán giả, đặc biệt là The Mickey Mouse Club (1955) và Davy Crockett (1954).

Hơn nữa, truyền hình đã mang lại cho công ty cơ hội quảng bá sản phẩm và khẳng định vị thế dẫn đầu của Disney trong lĩnh vực hoạt hình. Tuy nhiên, phim người thật đóng - được thực hiện nhanh hơn và ít tốn kém hơn phim hoạt hình - đã thống trị việc phát hành trong những năm 1960, với các ngôi sao Haley Mills, Fred MacMurray và Dean Jones xuất hiện trong nhiều bộ phim của Disney.

Sau cái chết của nhà sáng lập Walt vào ngày 15/12/1966, Roy Disney tạm hoãn kế hoạch nghỉ hưu để giám sát việc xây dựng Disney World. Trong 5 năm sau đó, ông Roy và Disney đã có thể mở khu nghỉ dưỡng với chi phí 400 triệu USD mà không phải gánh thêm bất kỳ một khoản nợ nào. Công ty phần lớn đã bỏ quên ngành hoạt hình nhưng vẫn duy trì thực hiện một số bộ phim người thật đóng. Đội ngũ nhân viên hoạt hình của công ty đã giảm từ 500 xuống còn 125 nhân viên, hay thậm chí là 21 người trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1977.

210622172600-01-walt-disney-world-50th-anniversary.jpg

DISNEY CỦA NGÀY NAY

Đến khi Roy Disney qua đời vào cuối năm 1971, và trong thập kỷ tiếp theo, công ty được lãnh đạo bởi một nhóm điều hành bao gồm Card Walker, Donn Tatum và Ron Miller - tất cả đều là những nhân sự được chính tay hai anh em nhà Disney đào tạo từ thuở ban đầu.

Tuy nhiên, về nhiều mặt, Disney không còn có thể giống như xưa khi thiếu đi bàn tay của hai nhà sáng lập thương hiệu.

Một khuôn mẫu mới được thiết lập và là nền tảng cho cách thức hoạt động của công ty trong 50 năm sau đó. Hoạt hình Disney được đổi mới vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 thông qua công nghệ máy tính. Thời kỳ “phục hưng” diễn ra với việc phát hành Nàng tiên cá (1989), Người đẹp và quái vật (1991) và Vua sư tử (1994).

Công ty cũng mở rộng sang lĩnh vực truyền hình cáp với The Disney Channel và thành lập hãng phân phối Touchstone Pictures tập trung vào phim dành cho người trưởng thành.

Năm 1995, Disney mua lại mạng truyền hình ABC trong một thương vụ trị giá 19 tỷ USD, đơn vị sở hữu mạng thể thao cáp ESPN.

Disney đồng ý hợp tác với Pixar, công ty được coi là một hãng phim hoạt hình trẻ đầy sáng tạo, vào năm 1991. Cho đến 2006, “Nhà Chuột” cũng quyết định “thâu tóm” Pixar với mức giá 7,4 tỷ USD.

Năm 2009 và 2012, công ty tiếp tục chào đón Marvel Entertainment và Lucasfilm về đội của mình với hai thoả thuận có giá là 4 tỷ USD.

Thông qua những thương vụ mua bán này, Disney nhanh chóng trở thành một trong những công ty giải trí quyền lực nhất trên thế giới và là một trong số ít hãng phim Hollywood thời kỳ đầu vẫn duy trì được sự công nhận về tên tuổi. Disney đã mua lại 20th Century Fox vào năm 2019.

Trong khi đối với các thế hệ trước, Disney hình ảnh về chú Chuột Mickey, phim hoạt hình cổ tích và giải trí gia đình thì đối với thế hệ trẻ, Disney là dịch vụ phát trực tuyến, thương hiệu công viên giải trí và là người tạo ra chương trình truyền hình vũ trụ Star Wars.

nv3spw2xznrq2so4bbkk9m-16323850991181990865545-0-200-1125-2000-crop-1632385105149460077200.jpg

Mặc dù vậy, dấu vết của Walt, Roy và bộ phim hoạt hình tiên phong trong những ngày đầu vẫn có thể được nhìn thấy trong các phiên bản hiện đại, chẳng hạn như Encanto (2021) và các dự án “tái hiện”, chẳng hạn như bộ phim live-action Nàng tiên cá mới phát hành gần đây.

Bối cảnh thương mại của ngành kinh doanh giải trí luôn thay đổi. Trong khi nhiều công ty đang thúc đẩy các dịch vụ phát trực tuyến của riêng họ, thì sự thành công lâu dài của các dịch vụ này vẫn còn là dấu hỏi. Điều này thể hiện rõ nhất trong cuộc đình công gần đây của các nhà văn và diễn viên ở Hollywood, chủ yếu tập trung vào các mô hình phí bản quyền lỗi thời không bao gồm những nội dung truyền thông trực tuyến.

Một số bộ phim phát hành gần đây nhất của Disney không mang đến thành công như họ mong đợi ở phòng vé và công ty cũng mất một lượng đáng kể người đăng ký Disney+ trong năm nay. Tuy nhiên, đây là xu hướng đang diễn ra trên khắp Hollywood. Mặc dù đang đối mặt với nhiều khó khăn nhưng không thể phủ nhận Disney vẫn là một trong những thương hiệu có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Tất nhiên, những bộ phim hoạt hình, những nhân vật cổ tích và thế giới tuổi thơ là một phần không thể thiếu trong câu chuyện phép màu của Disney. Nhưng mô hình kinh doanh, sự chuyển mình khéo léo để thích ứng với những thay đổi và cách duy trì sức hút với đại bộ phận khán giả mới là những yếu tố quan trọng thiết yếu để duy trì một đế chế Disney thành công của ngày hôm nay.

Xem thêm

Giám đốc điều hành Walt Disney Bob Iger

Disney đứng trước tương lai bấp bênh

Các nhà điều hành quyền lực của lĩnh vực truyền thông và giải trí Mỹ đang đưa ra các kịch bản dự đoán về tương lai và khả năng tan rã của tập đoàn quyền lực nhất ngành Walt Disney...

Bob Iger - Từ người dọn vệ sinh đến CEO “đế chế” Disney

Bob Iger - Từ người dọn vệ sinh đến CEO “đế chế” Disney

Vào đầu năm nay, dư luận thế giới một lần nữa xôn xao về mức lương 66 triệu USD của Bob - gấp 1000 lần so với một người nhân viên lao động bình thường tại công ty, cạnh khối tài sản ròng được Forbes ước tính lên tới 690 triệu USD của nhà điều hành này.

Có thể bạn quan tâm

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Với sự nỗ lực không ngừng, Vinpearl đã đạt được một cột mốc đáng ghi nhớ khi lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á. Thành công này là kết quả của quá trình đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng dịch vụ, không ngừng đổi mới và mở rộng quy mô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao biểu trưng Thương hiệu quốc gia cho đại diện VNPT VinaPhone

VinaPhone 5G và MyTV được công nhận là Thương hiệu quốc gia

VinaPhone 5G và MyTV vừa vinh dự được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của VNPT trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường...

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel vừa chính thức giới thiệu đến người tiêu dùng dòng sơn ngoại thất Dulux Weathershield Royal Shine với tính năng tự làm sạch độc đáo. Đây là dòng sơn sở hữu công nghệ Hybrid Mineral tiên tiến, mang đến giải pháp bảo vệ vượt trội lên tới 12 năm dành cho phân khúc dinh thự cao cấp.