Walt Disney tái cấu trúc, tăng cường mảng phát hành trực tuyến

Disney sẽ tách mảng phát triển và sản xuất chương trình khỏi mảng phân phối để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng.
Walt Disney tái cấu trúc, tăng cường mảng phát hành trực tuyến

Walt Disney mới đây cho biết, họ đã cơ cấu lại các mảng kinh doanh truyền thông và giải trí để đẩy nhanh tốc độ phát triển của Disney+ và các dịch vụ phát hành trực tuyến khác khi người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích mô hình này. 

Những thay đổi này sẽ có nghĩa là các hãng phim, hoạt động giải trí nói chung và kinh doanh thể thao của Disney sẽ thuộc một bộ phận riêng, trong khi mảng phân phối/phát hành và thương mại hoá sẽ thuộc một bộ phận toàn cầu khác.

Các nhóm sáng tạo sẽ phát triển, sản xuất chương trình cho các nền tảng phát hành truyền thống và trực tuyến, nhóm phân phối sẽ quyết định nơi khách hàng sẽ xem các sản phẩm giải trí này.

Động thái này diễn ra vài ngày sau khi nhà đầu tư hoạt động Daniel Loeb của Quỹ đầu cơ Third Point thúc giục Disney cắt giảm khoản chi trả cổ tức và tăng gấp đôi đầu tư sản xuất chương trình truyền hình và phim mới, nhằm thu hút khách hàng cho mảng phát hành trực tuyến nhanh chóng hơn. 

Giám đốc điều hành Disney, Bob Chapek, trong một cuộc phỏng vấn với CNBC đã cho biết, công ty đang có những kế hoạch tăng cường đầu tư vào nội dung, nhưng không tiết lộ liệu họ có chuẩn bị cắt giảm cổ tức để tài trợ cho chiến lược này hay không. “Việc tách biệt bộ phận tạo nội dung và phân phối sẽ cho phép chúng tôi đạt được hiệu quả và nhanh nhẹn hơn trong việc tạo ra nội dung mà người tiêu dùng muốn nhất, cũng như phân phối chúng theo cách mà khách hàng ưa thích.”

Trong một tuyên bố vào thứ Hai (12/10), ông Daniel Loeb hoan nghênh việc Disney cải tiến cấu trúc truyền thông và giải trí của mình. “Chúng tôi rất vui khi thấy Disney đang tập trung và cùng một cơ hội mà chúng tôi - những cổ đông nhiệt thành đều mong muốn: đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực kinh doanh (trực tiếp đến người tiêu dùng) và định vị vị trí của Disney để tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên giải trí tiếp theo."

Kareem Daniel, trước đây là chủ tịch bộ phận sản phẩm tiêu dùng, trò chơi và xuất bản, sẽ giám sát nhóm phân phối giải trí và truyền thông mới. Alan Horn và Alan Bergman sẽ tiếp tục lãnh đạo xưởng phim Disney - công ty quản lý chương trình từ các đơn vị lớn như Marvel, Star Wars, Disney Animation và Pixar. Peter Rice sẽ điều hành chương trình giải trí tổng hợp và Jimmy Pitaro sẽ giám sát mảng thể thao.

Disney sẽ tổ chức một ngày hội nhà đầu tư vào ngày 10/12 để cung cấp thêm thông tin về chiến lược của mình.

Cổ phiếu của Disney đã tăng gần 5% trong giao dịch sau giờ làm việc lên 130,76 USD/cp. 

Dịch vụ Disney+ được ra mắt vào tháng 11/2019 và đã vượt chỉ tiêu mong đợi, thu hút được hơn 100 triệu khách hàng trực tuyến trên toàn thế giới đến với Disney+, Hulu và ESPN+. 

Công ty tiên phong trong lĩnh vực này - Netflix Inc, tự hào có 193 triệu người dùng toàn cầu, nhưng phải mất tới 13 năm để xây dựng được cơ sở khách hàng như vậy. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Bob Iger - Từ người dọn vệ sinh đến CEO “đế chế” Disney

Bob Iger - Từ người dọn vệ sinh đến CEO “đế chế” Disney

Vào đầu năm nay, dư luận thế giới một lần nữa xôn xao về mức lương 66 triệu USD của Bob - gấp 1000 lần so với một người nhân viên lao động bình thường tại công ty, cạnh khối tài sản ròng được Forbes ước tính lên tới 690 triệu USD của nhà điều hành này.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...