Từ Disney đến Boeing, “về hưu” không còn nằm trong "từ điển" của các CEO Hoa Kỳ

Dù cho độ tuổi nghỉ hưu tiêu chuẩn đối với các CEO là 65, nhưng các công ty từ Target đến Boeing gần đây đã thay đổi những yêu cầu đó để cho phép các CEO tiếp tục làm việc lâu hơn.
về hưu

Đã có tất nhiều sự chú ý và câu hỏi đã được đặt ra vào tháng 11 khi Disney bất ngờ tái bổ nhiệm Bob Iger cho vị trí CEO, chỉ 11 tháng sau khi ông chuyển giao quyền lực cho Bob Chapek. Tuy nhiên, hầu hết sự thắc mắc đều không liên quan đến độ tuổi của vị Bob Iger - người năm nay đã 71 tuổi - một dấu hiệu cho thấy ở “Vương quốc Phép thuật” và nhiều nơi khác, nay không còn một con số cụ thể nào khi nói đến việc về hưu khi việc lập kế hoạch kế nhiệm cho vị trí giám đốc điều hành chủ chốt được coi trọng hơn bao giờ hết.

Chuỗi siêu thị Target của Mỹ vào tháng 9 đã thông báo rằng Giám đốc điều hành 63 tuổi, Brian Cornell, đã đồng ý ở lại làm việc thêm ba năm nữa dù rằng độ tuổi về hưu bắt buộc của công ty là 65. Một tháng sau, Hội đồng quản trị của công ty sản xuất thiết bị xây dựng Caterpillar đã từ bỏ chính sách yêu cầu Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Jim Umpleby, 64 tuổi, phải về hưu khi sinh nhật tiếp theo của ông đến gần. 

Năm ngoái, Boeing đã tăng độ tuổi về hưu từ 65 lên 70, như một cách để giữ CEO David Calhoun, khi đó 64 tuổi, ở lại vị trí điều hành. 

Mặc dù độ tuổi trung bình của các CEO trong danh sách Fortune 500 là 57, nhưng một số cái tên nổi tiếng trong bảng xếp hạng này dao động từ 71 - Stanley Bergman của Henry Schein - đến 92 - Warren Buffett, hay như phó chủ tịch hội đồng quản trị của Berkshire Hathaway, Charlie Munger, 98 tuổi.

Thay đổi CEO luôn là một thực tế trong hệ thống của doanh nghiệp, nhưng trong vài năm gần đây, các kế hoạch kế nhiệm gần như đã bị phá vỡ. Bà Anterasian cho biết: “Trong nghiên cứu của chúng tôi, hội đồng quản trị tạm ngừng việc tìm kiếm người kế nhiệm CEO trong thời kỳ khủng hoảng. Thật vậy, trong ba cuộc suy thoái toàn cầu vừa qua, số người kế nhiêmh đã giảm tới 30%. Lý do là bởi trong thời kỳ hỗn loạn, hội đồng quản trị sẽ muốn duy trì sự ổn định. Tại sao phải thay đổi ‘thuyền trưởng’ khi sóng biển đang ngày càng dữ dội?”

về hưu ở tuổi 65 không còn là tiêu chuẩn?

Trong số các công ty thuộc S&P 500, độ tuổi trung bình của một CEO khi kết thúc nhiệm kỳ của họ là 64,2 vào năm 2021 và 62,8 vào năm 2022, trong khi đó vào năm 2019 bà Cathy Anterasian thuộc công ty tư vấn lãnh đạo Spencer Stuart cho biết tỷ lệ đó là 59,7, trích dẫn nghiên cứu cập nhật từ báo cáo Chuyển đổi CEO năm 2021 của họ.

Nhiệm kỳ trung bình của các CEO rời đi trong cùng khoảng thời gian đó [năm 2021] là khoảng 11 năm, tăng từ mức 9 năm của 2020. “Họ ở lại lâu hơn và do đó về hưu ở độ tuổi lớn hơn. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, vì tác động của đại dịch và các cuộc khủng hoảng khác khiến hội đồng quản trị phải tạm dừng việc tìm kiếm người kế nhiệm CEO,” bà Anterasian giải thích. 

Ngày xửa ngày xưa, tại Mỹ, các giám đốc điều hành và hầu hết những người lao động khác về hưu ở tuổi 65, độ tuổi được chỉ định vào năm 1935 để có thể nhận trợ cấp từ Cơ quan An sinh Xã hội mới thành lập. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tuổi thọ trung bình là 58 đối với nam và 62 đối với nữ.

Tất nhiên, vào những năm 1930, mọi người thường thực hiện những công việc nặng nhọc hơn so với những người lao động ngày nay. Bên cạnh đó, chúng ta cũng được hưởng lợi từ những tiến bộ theo cấp số nhân trong chăm sóc sức khỏe và công nghệ y tế hiện đại. Đến năm 2021, theo dữ liệu mới nhất từ ​​Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, khi sinh ra, nam giới dự kiến ​​sẽ sống tới 73,2 tuổi và phụ nữ là 79,1 tuổi. Tuy nhiên, những con số đó cũng thấp hơn vì đại dịch, giảm đi một năm đối với nam và 0,8 năm đối với nữ.

Những cân nhắc về ESG trong lãnh đạo

Sau khi nhà sáng lập, giám đốc điều hành FTX Sam Bankman-Fried, 30 tuổi, thừa nhận thất bại và từ chức; chuyên gia 63 tuổi John Ray đã được bổ nhiệm để thay thế Bankman-Fried trong việc giám sát thủ tục phá sản theo Chương 11 của công ty tiền điện tử, một có thể mất tới nhiều năm. Chính ông John Ray đã nhận xét rằng trong suốt sự nghiệp của mình ông chưa bao giờ thấy “sự thất bại hoàn toàn như vậy” trong các biện pháp kiểm soát của công ty.

Bên cạnh Chính sách Hưu trí Bắt buộc (MRP), việc lập kế hoạch cho chiến lược kế nhiệm CEO vẫn là tối quan trọng, có thể dễ nhận thấy nhất với sự hỗn loạn tại Disney, dẫn đến việc Bob Iger phải “kế nhiệm” người kế nhiệm của mình.

Sự cố đó cũng xác nhận rằng hiệu suất của CEO vẫn là động lực chính để hội đồng quản trị xem xét. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu suất đang trở nên phức tạp hơn. Các CEO đang được đánh giá bởi một mạng lưới các bên liên quan rộng lớn hơn, không chỉ trong các mục tiêu tài chính mà còn một loạt các mục tiêu về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). 

Tuổi tác không nhất thiết đồng nghĩa với bảo thủ và thiếu đổi mới. Các giám đốc nam da trắng lớn tuổi có thể là những người ủng hộ nhiệt tình cho chiến lược và hiệu suất ESG tiên tiến. Trong đó, ESG sẽ cần phải chặt chẽ hơn, kết nối sâu rộng hơn với hoạt động tài chính và nhà đầu tư, tích hợp tốt hơn vào các hoạt động quản trị và giám sát… Nói cho cùng, mọi việc vẫn phụ thuộc vào người CEO đó chứ không hẳn là độ tuổi hay kinh nghiệm của họ …,” ông Martin Whittaker, Giám đốc điều hành sáng lập tại tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu ESG Just Capital nhận xét. 

Xem thêm

Bob Iger - Từ người dọn vệ sinh đến CEO “đế chế” Disney

Bob Iger - Từ người dọn vệ sinh đến CEO “đế chế” Disney

Vào đầu năm nay, dư luận thế giới một lần nữa xôn xao về mức lương 66 triệu USD của Bob - gấp 1000 lần so với một người nhân viên lao động bình thường tại công ty, cạnh khối tài sản ròng được Forbes ước tính lên tới 690 triệu USD của nhà điều hành này.
Giới trẻ Trung Quốc muốn quay lưng với "văn hóa hối hả"?

Giới trẻ Trung Quốc muốn quay lưng với "văn hóa hối hả"?

Những người trẻ tuổi ở Trung Quốc ngày càng mất niềm tin và thất vọng với công việc và cuộc sống. Trong đó, một số người hiện đang quay lưng lại với nền văn hóa hối hả đã “nghiền nát tinh thần” của họ qua các thách thức từ thất nghiệp gia tăng đến sa thải nhân viên và bất ổn kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...