Sau 9 tháng, Văn Phú – Invest mang về gần 500 tỷ đồng lợi nhuận, hoàn thành 80% kế hoạch năm 2023

Sau 9 tháng đầu năm 2023, Văn Phú – Invest báo lợi nhuận sau thuế đạt 438,2 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng giai đoạn năm trước, qua đó hoàn thành gần 80% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2023...

Tổ hợp đô thị biển và du lịch nghỉ dưỡng Vlasta – Sầm Sơn đang trong giai đoạn bàn giao
Tổ hợp đô thị biển và du lịch nghỉ dưỡng Vlasta – Sầm Sơn đang trong giai đoạn bàn giao

Mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest (mã chứng khoán: VPI) đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023.

Cụ thể, trong quý 3/2023 doanh nghiệp ghi nhận 269,3 tỷ đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, chủ yếu tới từ các dự án gồm doanh thu chuyển nhượng bất động sản dự án Vlasta - Sầm Sơn và doanh thu dịch vụ lưu trú tại khách sạn Oakwood Residence Hà Nội.

Nhưng với giá vốn hàng bán ở mức 117,1 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, thì lợi nhuận trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Văn Phú – Invest chỉ lần lượt ở mức 51,1 tỷ đồng và 32,4 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp ghi nhận 1.742,4 tỷ đồng doanh thu, tăng 25% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ dự án Vlasta – Sầm Sơn được bàn giao/mở bán trong quý 1 và 2/2023. Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn ghi nhận một phần doanh thu từ các dự án bàn giao trước 2023 như dự án Vlasta - Sầm Sơn và phần còn lại của dự án Grandeur Palace - Giảng Võ.

Với nguồn thu từ các dự án trên, Văn Phú – Invest báo lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt ở mức 619 tỷ đồng và 438,2 tỷ đồng, tương ứng tăng 35% và 22% so với cùng giai đoạn năm trước.

Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành 79,2% chỉ tiêu doanh thu và 79,7% chỉ tiêu lợi nhuận đã được các cổ đông thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra vào tháng 4/2023.

Về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023 của Văn Phú – Invest, đại diện doanh nghiệp đánh giá tích cực trong bối cảnh thị trường bất động sản nói chung, thị trường nhà ở thương mại nói riêng vẫn trong giai đoạn trầm lắng, dù trạng thái thị trường đã có sự thay đổi so với thời điểm cuối năm 2022 - đầu năm 2023.

Theo đại diện Văn Phú - Invest, nền kinh tế đang dần phục hồi, nhưng sức mua chưa cao nên thị trường bất động sản cũng chưa thể sôi động trở lại. Điều này dẫn tới thanh khoản ở các phân khúc còn hạn chế.

Tuy nhiên, lượng cung từ các dự án đã hoàn thiện đầy đủ pháp lý ít, các chính sách tài chính, tiền tệ của nhà nước đang có tác động vào nền kinh tế, lãi suất rẻ, các chuyên gia cũng nhận định đây là thời điểm tốt cho việc mua bất động sản của người tiêu dùng.

Về quy mô tài sản, tính tới 30/9/2023, tổng tài sản của Văn Phú – Invest ở mức 10.821,4 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm, chủ yếu do sự sụt giảm về giá trị khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền khi chỉ còn ở mức 183,8 tỷ đồng, giảm 62,35% so với thời điểm đầu năm.

Sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn trong việc bán hàng. Công ty ưu tiên nguồn lực đảm bảo triển khai các dự án đúng tiến độ, trả nợ gốc lãi trái phiếu, các khoản nợ.

Đáng chú ý, trong bối cảnh áp lực đáo hạn trái phiếu dâng cao, Văn Phú - Invest là một trong những doanh nghiệp chưa từng phát sinh nợ quá hạn gốc lãi trái phiếu.

ảnh 2.jpg
Dự án The Terra – Bắc Giang: Biểu tượng kiến trúc, du lịch mới của thành phố Bắc Giang

Song song với đó, công ty tiếp tục triển khai dự án ở các địa bàn trọng điểm, có kinh tế phát triển nhiều tiềm năng như dự án The Terra - Bắc Giang, Song Khê, Nội Hoàng – Bắc Giang, The Terra Thủy Nguyên – Hải Phòng, Yên Phong – Bắc Ninh... Điều này phần nào thể hiện qua giá trị khoản mục hàng tồn kho và tài sản dở dang dài hạn lần lượt ở mức 2.040,9 tỷ đồng và 2.682,1 tỷ đồng - tăng 5,9% và 1,3% so với thời điểm đầu năm.

Các dự án này dự kiến mang về 10.000 tỷ đồng doanh thu cho Văn Phú – Invest trong 2 - 3 năm tới.

Về nguồn vốn, tổng nợ vay của doanh nghiệp ở mức 4.110,6 tỷ đồng tính tới 30/9/2023, tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm. Trong đó, doanh nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng nợ dài hạn và tăng tỷ trọng nợ ngắn hạn.

Cụ thể, nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn ở mức 1.277 tỷ đồng - tăng 60,6% so với đầu năm, do một phần nợ vay dài hạn sắp tới hạn trả, chuyển thành ngắn hạn. Phần còn lại được vay để phục vụ mục tiêu đầu tư, phát triển dự án The Terra - Bắc Giang, Song Khê – Nội Hoàng. Còn nợ vay và thuê tài chính dài hạn ở mức 2.833,6 tỷ đồng, giảm 10,6% so với đầu năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...