Sau Công điện của Thủ tướng, Hà Nội yêu cầu rà soát 3 mỏ cát vừa đấu giá

Trước ngày 17/11/2023 sở Tài nguyên và Môi trường cần báo cáo UBND thành phố về việc kiểm tra rà soát sản ở 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu…

Hà Nội yêu cầu rà soát 3 mỏ cát Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu
Hà Nội yêu cầu rà soát 3 mỏ cát Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu

UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3861/UBND-TNMT, ngày 14/11 về việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 mỏ cát: mỏ Châu Sơn, mỏ Liên Mạc (Thượng Cát) và Tây Đằng - Minh Châu.

Công văn nêu rõ, chỉ đạo trên nhằm thực hiện Công điện số 1087/CĐ-TTg ngày 11/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Trong đó Thủ tướng giao Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo rà soát ngay việc đấu giá 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu, kịp thời phát hiện sớm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/11/2023.

Do vậy, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì cùng các Sở, ngành: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, Công Thương, Công an thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát ngay toàn bộ quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu.

Cần kiểm tra theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo chặt chẽ, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1087/CĐ-TTg ngày 11/11/2023 nêu trên; báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện trước ngày 17/11/2023.

UBND thành phố Hà Nội cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, rà soát toàn bộ Giấy phép khai thác cát đã cấp trên địa bàn thành phố đã hết thời hạn khai thác, báo cáo hiện trạng, cơ sở pháp lý, việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; nghĩa vụ tài chính về đất đai, môi trường, khoáng sản; đóng cửa mỏ theo quy định.

Trên cơ sở đó báo cáo đề xuất UBND thành phố đưa vào Kế hoạch khai thác khoáng sản của thành phố đối với các mỏ còn trữ lượng khai thác nhưng hết thời hạn theo quy định; không gia hạn giấy phép khai thác cát, không cấp giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật theo Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 5/9/2022 của UBND thành phố.

Đối với các mỏ cát chưa hết thời hạn khai thác, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật có liên quan của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác khoáng sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tổng hợp báo cáo và đề xuất UBND thành phố chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố.

Đồng thời, UBND thành phố cũng giao Công an thành phố và UBND các quận, huyện tăng cường tuần tra, kiểm soát ngăn chặn, phát hiện, điều tra xử lý nghiêm hành vi khai thác cát, khoáng sản trái phép, báo cáo thường xuyên theo quy định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…