Sau đề xuất nhập khẩu lợn sống chính ngạch, giá thịt lợn sẽ giảm?

Nhập khẩu thịt lợn từ nước ngoài sẽ giúp “hạ nhiệt” giá thịt lợn hơi trong nước. Đây là đề xuất mới nhất từ Bộ NN&PTNT nhằm hỗ trợ giảm giá thịt lợn trong nước.
Sau đề xuất nhập khẩu lợn sống chính ngạch, giá thịt lợn sẽ giảm?

Từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 đến nay, giá thịt lợn hơi liên tục tự phá vỡ những kỷ lục mà chính mình đã tự thiết lập, vượt xa mức giá tưởng chừng đã “đạt đỉnh” ở trước tết 2019, cán mốc 96.000 - 97.000 đồng/kg. Để đến thời điểm này, giá thịt lợn hơi vẫn “loanh quanh” ở mức 93.000 – 94.000 đồng/kg tuỳ khu vực và chưa có nhiều dấu hiệu hạ nhiệt. 

Để kiểm soát giá thịt lợn, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã khẳng định thực hiện nhiều biện pháp như tập trung chỉ đạo về việc công bố hết dịch, tổ chức tái đàn, tăng đàn an toàn sinh học...

Ngoài ra, "giải pháp tình thế" được đưa ra là cho phép nhập khẩu lợn sống chính ngạch. Cách đây 2 ngày, Cục Thú y thuộc Bộ NN&PTNT và Tổng cục Phát triển chăn nuôi Thái Lan đã tổ chức họp trực tuyến song phương để thảo luận, thống nhất các thủ tục, điều kiện sớm cho phép nhập khẩu lợn hơi từ Thái Lan về Việt Nam. Điều này kỳ vọng giúp giá thịt lợn hơi trong nước rời mốc 90.000đồng/kg để xuống mức 80.000đồng/kg và có thể thấp hơn nữa - nếu được. 

Bên cạnh đó, Việt Nam liên tục kêu gọi người dân sử dụng  thịt gà, thịt ngan... để thay thế thịt lợn cũng như tăng cường tuyên truyền sử dụng thịt lợn đông lạnh, thịt lợnmát như một giải pháp để thay thế thịt lợn hơi trong nước. Nhưng có nên lo ngại rằng, các giải pháp này là con dao hai lưỡi?

Nhập khẩu thịt lợn từ nước ngoài sẽ giúp “hạ nhiệt” giá thịt lợn hơi trong nước. Nhưng khi liên tục nhập khẩu thịt lợn sống mà vẫn cho tái đàn lợn trong nước thì việc kiểm soát giá thịt lợn "nội" liệu có “khó chồng khó”? Thực tế cho thấy, các cuộc “lội ngược dòng” thường khá khó khăn.

Xét về yếu tố khách quan, đúng là có nhiều lý do khiến giá thịt lợn tăng cao từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến dịch tả lợn Châu Phi. Nhưng vấn đề căn cơ vẫn nằm ở mối liên kết giữa doanh nghiệp và hộ chăn nuôi vẫn còn quá lỏng lẻo khiến thương lái dễ dàng “luồn lách” tạo nên những khâu trung gian.

Đây cũng chính là điều đã được Cục Chăn nuôi nêu rõ tại Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn diễn ra cách đây 1 tháng.

Cục Chăn nuôi cho biết, 65% thị phần thịt nằm ở các doanh nghiệp nhỏ và hộ nông dân chưa đồng bộ xuống giá. Cộng thêm đến tay người tiêu dùng phải đi qua 2 - 5 khâu trung gian, làm giá thịt tăng gần 43%.

Đối với 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn - những doanh nghiệp đã hứa đưa thịt lợn hơi về mức 70.000 đồng/kg cách đây 2 tháng, Nhà nước cần cho họ thấy nhiều "lợi ích" hơn để các doanh nghiệp này tích cực hơn trong việc đưa thịt lợn về đúng mức giá đã cam kết.

Vì nếu cứ liên tục nhập khẩu thịt lợn sống (lượng thịt lợn nhập khẩu về kể từ đầu năm đã tăng tới 300%) thì khả năng Việt Nam mất một góc thị phần tại chính thị trường nội địa của ngành hàng trị giá 10 tỷ đô là rất lớn. "Và một khi đã mất thì khả năng lấy lại sẽ rất khó" - như nhận định của Bộ trường Nguyễn Xuân Cường. 

Xem thêm

Giá thịt lợn hơi giảm về 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4

Giá thịt lợn hơi giảm về 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4

Sáng 30/3 tại Hà Nội, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã họp với 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn với mục tiêu kiểm soát giá thịt lợn hơi ở mức 70.000 đồng/kg từ đầu tháng 4/2020.
Chỉ tên 'thủ phạm' đẩy giá thịt lợn

Chỉ tên 'thủ phạm' đẩy giá thịt lợn

Thông tin về giá thịt lợn, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định, giá thịt lợn cao là do nguồn cung thịt lợn sản xuất trong nước giảm, còn thiếu so với nhu cầu tiêu dùng, chế biến.
Thịt lợn nhập khẩu tăng 300% so với cùng kỳ

Thịt lợn nhập khẩu tăng 300% so với cùng kỳ

Theo thống kê của Cục Thú y ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tính đến ngày 13/4 Việt Nam đã nhập khẩu hơn 46.402 tấn thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2019.
Giảm giá thịt lợn: Bao giờ và tại sao?

Giảm giá thịt lợn: Bao giờ và tại sao?

Giá thịt lợn dường như “phớt lờ” mọi mệnh lệnh “ép giá” (đã) được ban hành từ Bộ NN&PTNT, sở ban ngành liên quan đến các tỉnh, thành phố cả nước. Có thể kết luận như vậy khi nhìn vào giải pháp “bình ổn giá” mới đây nhất của Hà Nội?

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...