Sau một thế kỷ, Phố Wall trở lại với hệ thống T+1

Sự chuyển đổi này đánh dấu một bước thay đổi lớn trong quy trình giao dịch chứng khoán, nhằm tăng tốc độ thanh toán và giảm thiểu rủi ro…

Sau một thế kỷ, Phố Wall trở lại với hệ thống T+1

Thị trường chứng khoán Mỹ cuối cùng cũng đã quay trở lại với tốc độ của … 100 năm trước. Đó cũng là thời điểm cuối cùng mà các giao dịch cổ phiếu ở New York được gói gọn để giải quyết trong một ngày.

Chính thức kể từ phiên giao dịch 28/5, hệ thống T+1 (Transaction plus one day) cũng sẽ có hiệu lực theo quy định mới của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC). Sự thay đổi này sẽ cắt giảm một nửa thời gian cần thiết để hoàn thành mọi giao dịch và cũng được áp dụng tại Canada và Mexico.

Để hiểu một cách đơn giản, T+1 là quy trình thanh toán giao dịch chứng khoán, trong đó giao dịch được hoàn tất vào ngày làm việc ngay sau ngày giao dịch. Trong nhiều thập kỷ qua, hệ thống giao dịch phổ biến là T+2, nghĩa là giao dịch được hoàn tất hai ngày sau ngày giao dịch.

Việc chuyển đổi sang hệ thống T+1 được đưa ra nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lo lắng về các rủi ro tiềm ẩn, ví dụ như việc các nhà đầu tư quốc tế có thể gặp khó khăn trong việc kiếm nguồn tiền đúng hạn, các quỹ toàn cầu sẽ di chuyển với tốc độ khác nhau so tài sản của họ và nhìn chung sẽ có ít thời gian hơn để sửa chữa các sai sót.

Mặc dù mọi thứ được kỳ vọng sẽ diễn ra suôn sẻ, nhưng ngay cả SEC cũng cho biết vào tuần trước rằng quá trình chuyển đổi có thể làm gia tăng nguy cơ thanh toán không thành công trong ngắn hạn và là thách thức đối với một bộ phận nhỏ người tham gia thị trường.

Hiệp hội Công nghiệp Chứng khoán và Thị trường Tài chính Mỹ (Securities Industry and Financial Markets Association - SIFMA) gần đây đã thành lập một Trung tâm Chỉ huy T+1, chịu trách nhiệm xác định và đảm bảo việc thanh toán các giao dịch chứng khoán diễn ra một cách hiệu quả và đúng hạn.

Tom Price, giám đốc điều hành kiêm người đứng đầu bộ phận công nghệ, vận hành và kinh doanh của SIFMA lưu ý: “Đã có rất nhiều sự phụ thuộc lâu năm trong ngành và diễn biến mới này có thể là khó khăn với các công ty. Nhưng tôi khuyến khích họ nên tìm cách tăng cường nhân sự, luân chuyển nhân viên, điều chỉnh ca làm việc và cải tiến quy trình làm việc để có thể sẵn sàng thích nghi”.

Đây không phải là lần đầu tiên Phố Wall trải qua quá trình chuyển đổi như vậy.

Kỷ nguyên T+1 của những năm 1920 - thập kỷ được mệnh danh là “những năm 20 bùng nổ” nhờ hiệu suất đáng kinh ngạc của thị trường chứng khoán – đã kết thúc do tính chất thủ công thời đó không thể theo kịp làn sóng giao dịch tăng vọt. Thời gian giải quyết cuối cùng đã bị đẩy lùi xuống 5 ngày.

Con số đó đã giảm xuống còn 3 ngày sau vụ sụp đổ Black Monday năm 1987 và xuống còn 2 ngày vào năm 2017 để phản ánh hiệu suất tốt hơn của thị trường hiện đại.

Việc cắt giảm xuống còn một ngày hiện nay sẽ là khác biệt so với quá khứ do kích thước và quy mô của thị trường, bên cạnh đó còn là sự phức tạp của đầu tư xuyên biên giới và thực tế là Mỹ đang bỏ xa nhiều khu vực pháp lý khác.

Đáng chú ý nhất, các nhà đầu tư quốc tế muốn thực hiện cho các giao dịch chứng khoán Mỹ sẽ cần huy động nguồn tiền USD của họ nhanh hơn trước. Bất chấp khung thời gian danh nghĩa là một ngày, nhưng trên thực tế nhiều người sẽ chỉ có một vài giờ để thực hiện việc đó. “Sẽ có sự điều chỉnh về yêu cầu thanh khoản vào cuối ngày giao dịch ngoại hối và ngay sau đó, trong khoảng 3 giờ chiều đến 7 giờ tối ở New York. Về trung và dài hạn, chúng tôi kỳ vọng rằng tính thanh khoản sẽ được cải thiện khi hoạt động dần trở vào guồng”, Michael Wynn, người đứng đầu bộ phận dịch vụ chứng khoán của Citigroup chỉ ra.

Sẽ có hai "bài thử" lớn sắp xảy ra đối với hệ thống T+1: Thứ nhất là ngày thanh toán kép vào Thứ Tư, trong đó các giao dịch T+2 từ Thứ Sáu đến hạn cùng lúc với các giao dịch T+1 của Thứ Ba. Thứ hai là việc chỉ số MSCI Inc tái cân bằng vào cuối tuần, khi các quỹ trên toàn thế giới theo dõi các thước đo đó sẽ cùng lúc tái cơ cấu danh mục nắm giữ.

“Chúng tôi đã sẵn sàng cho những đó. Rõ ràng là sẽ có một số vấn đề xảy ra với quá trình chuyển đổi, vì vậy quan trọng là phải có đủ nguồn lực phù hợp để chủ động khắc phục tình hình một cách nhanh chóng”, Christos Ekonomidis, giám đốc chương trình T+1 tại BNY Mellon cho biết.

Xem thêm

Chứng khoán Mỹ hồi phục, giá dầu nhích tăng

Chứng khoán Mỹ hồi phục, giá dầu nhích tăng

Sau mức giảm mạnh một ngày trước đó, các chỉ số chính của Phố Wall đã phục hồi trở lại trong phiên 24/5. Nasdaq đạt tuần tăng thứ năm liên tiếp và đóng cửa ở mức cao kỷ lục…

Lo ngại lạm phát đè nặng lên tâm lý Phố Wall

Lo ngại lạm phát đè nặng lên tâm lý Phố Wall

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào phiên 23/5 khi dữ liệu kinh tế mới cho thấy lạm phát vẫn là mối lo ngại hàng đầu, khiến dự định cắt giảm lãi suất của Fed có thể bị trì hoãn hơn nữa…

Có thể bạn quan tâm

Ba động lực chính giúp VN-Index đạt mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025

Ba động lực chính giúp VN-Index đạt mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025

MSVN kỳ vọng VN-Index sẽ chạm mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025, nhờ vào sự bứt phá lợi nhuận 17,1% và thanh khoản thị trường cải thiện mạnh mẽ, các nhóm ngành ngân hàng, bất động sản và bán lẻ được dự báo sẽ đóng vai trò “đầu tàu” dẫn dắt đà tăng trưởng này...