SCIC chính thức “về tay” siêu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước

Ngày 12/11, Bộ Tài chính đã chính thức bàn giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, hay còn gọi là “siêu ủy ban”.
SCIC chính thức “về tay” siêu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2018, vốn điều lệ của SCIC được phê duyệt theo Nghị định của Chính phủ là 50.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư đã góp tính đến ngày 30/6/2018 là hơn 22.000 tỷ đồng. Tổng tài sản của SCIC đến cuối quý II/2018 đạt hơn 41.700 tỷ đồng.

Các nội dung bàn giao lần này, gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như quyết định thành lập; điều lệ tổ chức và hoạt động; quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp; quyết định phê duyệt Quy chế tài chính, vốn điều lệ; quyết định bổ nhiệm các chức danh; báo cáo tài chính hợp nhất...

"Ngày 10/11 vừa qua , Bộ Công Thương đã chính thức bàn giao 6 doanh nghiệp về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).

6 doanh nghiệp này do Bộ Công Thương nắm quyền đại diện chủ sở hữu. Đây đều là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty mạnh trong các lĩnh vực, có sự ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Theo Bộ Công Thương, 6 “ông lớn” này nắm giữ số vốn Nhà nước lên đến hơn 555.000 tỷ đồng, tương đương một nửa tổng số vốn Nhà nước mà “siêu ủy ban” nắm giữ của tổng số 19 doanh nghiệp chuyển về đơn vị này.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước được lập từ tháng 2, ông Nguyễn Hoàng Anh - cựu Bí thư tỉnh uỷ Cao Bằng giữ chức Chủ tịch. Cuối tháng 9, siêu Uỷ ban đã chính thức hoạt động, quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển về từ các bộ, ngành.

Tại buổi bàn giao, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nhận định, thời gian qua, việc chuyển giao quyền quản lý vốn nhà nước diễn ra còn chậm và quy mô hạn chế. Vai trò biểu quyết tại một số doanh nghiệp còn khó do tại một số đơn vị SCIC không còn nắm cổ phần chi phối. Bên cạnh đó, công tác thoái vốn tại một số công ty cổ phần còn phụ thuộc vào nhà đầu tư và thị trường tài chính.

Sau khi bàn giao SCIC về Siêu ủy ban, Tổng công ty sẽ tiếp tục hoàn thiện chiến lược, củng cố mô hình là nhà đầu tư của Chính phủ, đầu mối đại diện quyền và sở hữu của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa.

 >> VNPT và MobiFone về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong tháng 11

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...