Sẽ có khung thể chế vượt trội cho các đặc khu hành chính - kinh tế

Tại cuộc họp thảo luận về Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quan điểm phải tập trung xây dựng khung thể chế vượt trội cho các đặc khu hành chính -
Sẽ có khung thể chế vượt trội cho các đặc khu hành chính - kinh tế

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhất trí, việc tạo lập khung thể chế vượt trội phải vượt trên các luật hiện hành, có chính sách đặc thù trên tinh thần kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, chính sách mở cửa thị trường, giảm thiểu việc áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh tại đặc khu…

Đánh giá về Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Thủ tướng cho rằng, dự án cần quyết tâm xây dựng Luật tốt nhất, bảo đảm bền vững lâu dài trong phát triển, cạnh tranh quốc tế và khu vực, đi tắt đón đầu, tìm lợi thế so sánh để thu hút doanh nghiệp. Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải cập nhật thông tin mới nhất về đặc khu để có lợi thế so sánh, trước hết là những vấn đề về các nhà đầu tư chiến lược.

Góp ý vào Dự thảo Luật này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư , đa số ý kiến cho rằng, để tạo ưu thế vượt trội cho các đặc khu thì Dự thảo Luật cần có các quy định mang tính vượt trội, vượt trên các quy định của các luật hiện hành.

Ví dụ, Luật Đất đai hiện hành cho phép giao đất, cho thuê đất tối đa 70 năm đối với đất trong khu kinh tế, trong khi tại nhiều đặc khu trên thế giới, thời hạn này đến 99 năm. Đồng thời, cần tạo dựng “sân chơi mới” hấp dẫn, minh bạch, ổn định, phù hợp với tập quán quốc tế, mở cửa thị trường, xóa rào cản trong hoạt động đầu tư kinh doanh… để làm cho các đặc khu có sức cạnh tranh quốc tế, có sức lan tỏa, trở thành cực tăng trưởng của cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...