Siết chặt kiểm soát bắt buộc đeo khẩu trang tại các sân bay

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị có liên quan trong ngành đôn đốc, nhắc nhở, yêu cầu đeo khẩu trang tại các sân bay và trên mọi phương diện giao thông công cộng để phòng, chống dịch Covid-19.
Siết chặt kiểm soát bắt buộc đeo khẩu trang tại các sân bay

Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn tiếp tục thực hiện nghiêm quy định yêu cầu toàn bộ hành khách (bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài) bắt buộc phải đeo khẩu trang đúng cách trong suốt thời gian trên máy bay, khi làm thủ tục, trong thời gian ở sân bay. Hành khách và người đưa tiễn bắt buộc đeo khẩu trang trong phạm vi sân bay.

Các cảng vụ hàng không tổ chức kiểm tra, giám sát việc đảm bảo thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và của Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam.

Trước đó, Bộ GTVT đã có công văn gửi các đơn vị trực thuộc có liên quan yêu cầu đôn đốc, nhắc nhở hành khách phải đeo khẩu trang tại các cảng hàng không, bến tàu, bến xe, nhà ga và trên mọi phương tiện giao thông công cộng phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tiếp tục tăng cường truyền thông phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và đăng tải "Thông điệp 5K" gồm khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế, đặc biệt quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại các cảng hàng không, bến tàu, bến xe, nhà ga và trên mọi phương tiện giao thông công cộng.

Sau gần 2 tháng không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới lây lan trong cộng đồng, người dân bắt đầu lơ là, chủ quan, phớt lờ những cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi mùa đông sắp đến. Trong đó, tại hai sân bay lớn nhất cả nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, dù lượng người đi lại tấp nập nhưng không ít hành khách vẫn tháo bỏ khẩu trang.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.