Siêu dự án Saigon Sunbay 12 năm vẫn “án binh bất động”

Sau 12 năm, siêu dự án tỷ đô Saigon Sunbay với kỳ vọng mang tới sự “lột xác” cho huyện Cần Giờ, TP.HCM vẫn chỉ là bãi đất trống hoang tàn.
Siêu dự án Saigon Sunbay 12 năm vẫn “án binh bất động”

Siêu dự án Saigon Sunbay vẫn “án binh bất động” sau 12 năm

Dựng tường bít hết tầm nhìn bãi biển 30/4

Với kỳ vọng đưa nền kinh tế huyện Cần Giờ cất cánh, thực hiện hóa giấc mơ xây dựng “thiên đường” du lịch biển ngay tại TP.HCM, đầu năm 2007, UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương cho Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ khởi công xây dựng dự án Saigon Sunbay. Đây được xem là một trong những dự án ứng dụng công nghệ thi công lấn biển hiện đại nhất trên thế giới.

Theo đó, siêu dự án lấn biển Saigon SunBay tọa lạc tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP.HCM do Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ (CTC Corp) làm chủ đầu tư. Với tổng diện tích 600ha, trong đó 400ha là đất xây dựng công trình du lịch và khu dân cư cao cấp; 200ha là bãi biển nội bộ. Tổng mức đầu tư của dự án lên đến 1,5 tỉ USD.

Trong quy hoạch ban đầu, dự án bao gồm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm, dịch vụ giải trí và khu biệt thự căn hộ cao cấp phục vụ khoảng 31.000 cư dân và khách du lịch. Thời gian xây dựng hệ thống các công trình lấn biển, hạ tầng kỹ thuật dự kiến trong vòng 5 năm, và các công trình kiến trúc dự kiến đến giữa năm 2016 hoàn tất.

Trước thông tin dự án được đầu tư và triển khai, người dân Cần Giờ nói riêng và người dân TP.HCM nói chung đã hết sức phấn khởi, mơ mộng về một “cú lột xác” ngoạn mục. Bởi với người dân Cần Giờ, Saigon Sunbay sẽ kéo theo kinh tế của khu vực phát triển mạnh mẽ.

Sau lễ khởi công hoành tráng, những tưởng dự án sẽ làm đòn bẩy giúp thay đổi cuộc sống của người dân ở đây. Tuy nhiên, đã 12 năm trôi qua, người dân Cần Giờ dần nhận ra đó chỉ là một giấc mơ xa vời. Bởi cho đến nay dự án vẫn “án binh bất động”, một hiện trạng hoàn toàn trái ngược với những gì mà chủ đầu tư CTC Corp đã “thêu dệt”.

Bức tường án ngữ, bít hết tầm nhìn của người dân khi đến bãi biển 30/4, hàng quán không thể buôn bán đành làm chỗ đậu xe

Không chỉ “vỡ mộng” với siêu dự án “ngủ mê” suốt 12 năm, người dân nơi đây còn không khỏi bức xúc vì bức tường cao hơn 2m chạy dọc bãi biển 30/4 do chủ đầu tư xây dựng đã bịt hết tầm mắt hướng ra biển của người dân cũng như khách du lịch khi đến đây. Không những thế, bức tường còn khiến các điểm kinh doanh dịch vụ du lịch xung quanh khu vực này bị ảnh hưởng, nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa, ngừng hoạt động vì vắng khách.

Không thi công vẫn xin mở rộng quy mô dự án

Mới đây, UBND TP.HCM vừa gửi công văn cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chủ trương đầu tư mở rộng dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, tăng từ 600ha lên 2.870ha.

Trước đó, theo UBND TP.HCM, Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ đã hoàn thiện và nộp hồ sơ đề nghị mở rộng dự án từ quy mô 600ha (diện tích quy hoạch được giao năm 2007) lên 2.870ha.

Đến 9/2018, UBND TP.HCM đã có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5.000 Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ  với quy mô 2.870ha tại xã Long Hoa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ (điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2.000 Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ).

Bờ kè đá trơ trọi, ai tiếp cận đều bị bảo vệ xua đuổi

Trong diện tích 2.270ha quy hoạch mở rộng theo đề xuất, có hơn 1.208ha đang được các hộ dân sản xuất nghêu và khai thác hải sản tự nhiên. Địa điểm thực hiện dự án được đề xuất thêm là một phần địa giới hành chính thuộc xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh. Dự án gồm 2 hạng mục lớn:

Thứ nhất là các khu chức năng với các nhóm nhà ở, công trình dịch vụ đô thị, cây xanh sử dụng công cộng, đất giao thông với tổng diện tích hơn 750ha.

Thứ hai là các khu chức năng ngoài đơn vị ở gồm các công trình dịch vụ cấp đô thị, cây xanh sử dụng công cộng cấp đô thị, giao thông cấp đô thị, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật cấp đô thị và đất an ninh quốc phòng với tổng diện tích gần 2.120ha.

Với tổng vốn đầu tư dự án hơn 217.000 tỷ đồng, trong đó vốn chủ đầu tư là hơn 32.588 tỷ đồng (tương đương 15%) và tiến độ thực hiện dự án dự kiến chia ra làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2019-2022; giai đoạn 2 từ năm 2022-2027 và giai đoạn 3 từ năm 2027-2030. Như vậy, tổng cộng thời gian hoàn thành khoảng 11 năm.

Tuy nhiên, với một dự án 12 năm không có dấu hiệu thi công, gây bức xúc cho người dân nay lại xin tăng thêm diện tích dự án, rồi xin kéo dài thời gian thi công dự án thêm 11 năm. Liệu rằng Công ty CP Đô thị du lịch Cần Giờ có thực sự đủ năng lực để thực hiện dự án?

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...