Số người tử vong vì lũ lụt ở Hà Nam, Trung Quốc vượt mức 302 người

Số người tử vong vì lũ lụt ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc đã tăng lên 302 người vào 2/8, gấp ba lần con số 99 người được báo cáo vaò tuần trước.
Số người tử vong vì lũ lụt ở Hà Nam, Trung Quốc vượt mức 302 người

Hầu hết các trường hợp tử vong được ghi nhận ở thủ phủ tỉnh Trịnh Châu. Tại Trịnh Châu, thành phố 12 triệu dân nằm dọc sông Hoàng Hà, báo cáo số người tử vong là 292 người, trong đó có 14 người thiệt mạng khi một tuyến tàu điện ngầm bị ngập. Tổng cộng, có tới 39 người tử vong trong các khu vực ngầm ở Trịnh Châu bao gồm nhà để xe và đường hầm.

Trong ba ngày cuối tháng 7, lượng mưa ở Trịnh Châu đã đạt mức 617,1 mm - gần tương đương với mức trung bình hàng năm là 640,8 mm, gây ra thiệt hại lớn và gián đoạn trên diện rộng tại thành phố trung tâm công nghiệp và giao thông lớn này. 

Số người tử vong vì lũ lụt ở Hà Nam, Trung Quốc vượt mức 302 người ảnh 1

Trong số 50 người vẫn đang mất tích ở tỉnh Hà Nam, 47 người đến từ Trịnh Châu, các quan chức địa phương cho biết trong một cuộc họp báo hôm 2/8. 

Thiệt hại kinh tế trực tiếp ở Hà Nam lên tới 114,27 tỷ nhân dân tệ (18 tỷ USD), với hơn 580.000 ha đất nông nghiệp bị ảnh hưởng.

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết họ sẽ thành lập một nhóm điều tra thảm họa ở Trịnh Châu và sẽ yêu cầu các quan chức địa phương phải chịu trách nhiệm nếu bị phát hiện không thực hiện đúng nhiệm vụ của họ, hãng thông tấn Tân Hoa xã đưa tin.

Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.