Sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống, doanh nghiệp được hưởng lợi gì?
Việc hiểu rõ những thay đổi căn bản của Luật Đất đai 2024, cũng như mối quan hệ tương tác chặt chẽ của bộ luật này với các bộ luật khác liên quan sẽ mở ra cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai nhằm mở rộng, phát triển và sản xuất kinh doanh...
Nguyễn Lan
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy Ban Kinh tế Quốc hội
Luật đất đai 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua vào ngày 18/1/2024. Thủ tướng giao các bộ, ngành sớm trình Chính phủ để ban hành các nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đất đai 2024 để Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép Luật này có hiệu lực sớm từ 1/7/2024.
Khi có hiệu lực, Luật Đất đai 2024 được cho là sẽ tác động đến hoạt động của nền kinh tế, chính sách bồi thường, cho thuê đất, phát triển khu công nghiệp… liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Nắm vững các quy định trong Luật Đất đai sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
MỞ ĐƯỜNG CHO DOANH NGHIỆP TIẾP CẬN QUỸ ĐẤT
Thiếu quỹ đất là một trong những điểm nghẽn của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh; thu hút dự án lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, mong muốn tiếp cận quỹ đất là nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp và Luật Đất đai 2024 được đánh giá là “đáp án” hợp lý cho bài toán thiếu đất của doanh nghiệp .
Tại Hội thảo: “Luật đất đai 2024 và các luật liên quan - Tác động của luật đất đai 2024 đến môi trường đầu tư và doanh nghiệp” do Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD và Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội - HBA vừa phối hợp tổ chức, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy Ban Kinh tế Quốc hội đã có những chia sẻ về cơ hội tiếp cận đất đai của cộng đồng doanh nghiệp khi soi chiếu những thay đổi, những quy định mới có trong Luật Đất đai 2024.
Cụ thể, ông Hiếu cho rằng, để có cơ hội tiếp cận đất đai phục vụ vào sản xuất kinh doanh, theo quy định mới, có thể tiếp cận thông qua ba cơ chế. Thứ nhất, từ quỹ đất Nhà nước thu hồi thông qua đấu giá hoặc đấu thầu. Thứ hai, thoả thuận với các bên liên quan đến quỹ đất đó thông qua chuyển quyền hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất. Thứ ba, chuyển mục đích sử dụng đất nếu đang có quyền sử dụng với khu đất đó. Theo ông Hiếu, ba cơ chế này được rà soát để đảm bảo không trùng lắp, không có độ vênh, không có khe hở.
Để có cơ hội tiếp cận đất đai phục vụ vào sản xuất kinh doanh, theo quy định mới, có thể tiếp cận thông qua ba cơ chế. Thứ nhất, từ quỹ đất Nhà nước thu hồi thông qua đấu giá hoặc đấu thầu. Thứ hai, thoả thuận với các bên liên quan đến quỹ đất đó thông qua chuyển quyền hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất. Thứ ba, chuyển mục đích sử dụng đất nếu đang có quyền sử dụng với khu đất đó.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy Ban Kinh tế Quốc hội
Ngoài ra, điểm thay đổi nổi bật nhất trong Luật Đất đai 2024 là: “Đất sử dụng kết hợp đa mục đích”, theo đó đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu. Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ; Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ,..
Tuy nhiên, việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích không được tùy tiện mà phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể như: Không làm thay đổi loại đất theo phân loại đất và đã được xác định tại các loại giấy tờ theo quy định; không làm mất đi điều kiện cần thiết để trở lại sử dụng đất vào mục đích chính; không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; hạn chế ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường...
Cũng theo ông Hiếu, cần phải phân biệt được thu hồi đất và thỏa thuận chuyển nhượng. Xuất phát đầu tiên phải từ thu hồi đất, nếu không phải thu hồi đất thì đó chính là thỏa thuận. Cụ thể, căn cứ vào điều 54 của Hiến pháp, chỉ trường hợp thực sự cần thiết thì mới thu hồi đất như có mục tiêu an ninh quốc phòng lợi ích quốc gia trong phát triển kinh tế xã hội và phải được quy định bởi Luật.
Ông Hiếu cũng chia sẻ thêm, trong tinh thần Luật Đất đai 2024, trừ nhà ở thương mại, ưu tiên thỏa thuận so với thu hồi đất. Nếu như một dự án mà đề xuất thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất mà nhà đầu tư có nhu cầu đề xuất tự thoả thuận đất chuyển nhượng thì cho phép nhà đầu tư nhận chuyển nhượng chứ không quy định cứng như hiện nay.
Luật Đất đai 2024 còn có quy định, cơ chế khuyến khích việc nhận thỏa thuận, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thậm chí có cơ chế, ví dụ như nhà đầu tư khi thỏa thuận nhận quyền chuyển nhượng sử dụng đất sẽ phải làm việc với nhiều người, nhiều hộ dân, có những hộ dân mà thời hạn sử dụng đất đã hết, những hộ dân còn trong quá trình thỏa thuận thì Luật Đất đai tạo điều kiện bằng cách không nhất thiết phải dừng thủ tục nói trên, gia hạn những chủ đất đã đến thời hạn và cho tiếp tục thực hiện sau khi hoàn thành thỏa thuận, cơ chế để khuyến khích, đảm bảo thuận lợi cho việc thỏa thuận.
Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2024 cũng có quy định mới về góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai. Theo đó, góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai là phương thức sắp xếp lại đất đai trong một khu vực đất nhất định trên cơ sở sự đồng thuận của người sử dụng đất để điều chỉnh lại toàn bộ hoặc một phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng của mình trong khu vực đó theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Quy định này nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình trong các trường hợp tập trung đất nông nghiệp để thực hiện sản xuất; thực hiện dự án chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn, mở rộng, nâng cấp đường giao thông nông thôn; thực hiện dự án chỉnh trang, phát triển đô thị; cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng lại các khu nhà chung cư; mở rộng, nâng cấp đường giao thông đô thị.
Đặc biệt, về vấn đề hợp tác sản xuất kinh doanh quyền sử dụng đất. Đây là một hình thức mới của Luật Đất đai 2024. Khi thực hiện hợp tác này thì người dân, người sử dụng đất không phải chuyển quyền sử dụng đất cho người nhận, hai bên cùng ký hợp đồng hợp tác sản xuất.
XÂY DỰNG KỊCH BẢN XẤU, TRÁNH TÌNH TRẠNG BỊ THU HỒI
Cũng tại Hội thảo trên, ông Phan Đức Hiếu cũng nhấn mạnh về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tìm hiểu và chuẩn bị thực thi Luật Đất đai một cách kỹ càng.
Vị Ủy viên Thường trực Ủy Ban Kinh tế Quốc hội đã gửi gắm tới các doanh nghiệp: “Mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp là làm thế nào để có đất đưa vào sản xuất, kinh doanh. Luật Đất đai 2024 đã trả lời rõ, với nguyên tắc là sử dụng công cụ thị trường và thông tin minh bạch. Với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, cơ hội không chỉ là đầu tư nhà ở thương mại mà có thể quan tâm đến các chính sách về các dự án khác, như đầu tư nhà ở xã hội, chỉnh trang chung cư cũ... và cả chính sách liên quan đến hỗ trợ, ưu đãi cho người mua nhà. Nắm rõ các quy định của Luật và các nghị định hướng dẫn là trách nhiệm của doanh nghiệp để đảm bảo Luật Đất đai và các luật liên quan thực sự phát huy hiệu quả”.
“Mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp là làm thế nào để có đất đưa vào sản xuất, kinh doanh. Luật Đất đai 2024 đã trả lời rõ, với nguyên tắc là sử dụng công cụ thị trường và thông tin minh bạch. Với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, cơ hội không chỉ là đầu tư nhà ở thương mại mà có thể quan tâm đến các chính sách về các dự án khác, như đầu tư nhà ở xã hội, chỉnh trang chung cư cũ... và cả chính sách liên quan đến hỗ trợ, ưu đãi cho người mua nhà", ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh
Thậm chí, ông Hiếu khuyến nghị, các doanh nghiệp cần tính cả kịch bản rủi ro trong phương án kinh doanh, thay vì chỉ tính các phương án tích cực.
"Có doanh nghiệp không đồng tình với quy định về thu hồi dự án không bồi hoàn, kể cả đất và công trình trên đất, nếu dự án chậm tiến độ quá 48 tháng. Nhưng nếu đặt lợi ích chung của xã hội cũng như lợi ích của các doanh nghiệp có năng lực, có nhu cầu nhưng không tiếp cận được đất thì góc nhìn sẽ khác. Luật chơi đã được đặt lên bàn, doanh nghiệp biết rõ là chậm sẽ bị thu hồi, có thể không bồi hoàn, thì phải tính tới kịch bản này trong phương án kinh doanh”, vị chuyên gia khuyến nghị.
Theo ông Hiếu là việc thực hiện dự án chậm trễ có thể vì nhiều lý do, nhưng nếu doanh nghiệp xác định rõ đây là một rủi ro trong kinh doanh và tính tới kịch bản bị thu hồi, thì sẽ có phương phù hợp, có thể là rút lui sớm, chuyển nhượng khi không đủ năng lực tiếp tục... để tránh bị thu hồi.
Tối 12/5, VACOD – HBA đã phối hợp tổ chức Gala “Giao lưu Doanh nhân VACOD – HBA – Hòa Bình 2024”, đây là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện Hội nghị "Doanh nghiệp VACOD - HBA - Hòa Bình 2024" diễn ra từ ngày 11-13/5/2024, tại dự án Ivory Villas & Resort (Hoà Bình)...
Sáng ngày 12/5, tại Hoà Bình, Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD tổ chức Hội nghị Ban chấp hành mở rộng lần thứ 4, nhiệm kỳ 2022 - 2027…
Chủ trì chương trình “Bữa sáng doanh nhân” ngày 5/5, TS. Nguyễn Hồng Sơn yêu cầu văn phòng và lãnh đạo hai Hiệp hội tiếp tục rà soát, kiểm tra kỹ lưỡng, chi tiết các khâu chuẩn bị cuối cùng để Hội nghị Ban chấp hành VACOD-HBA và Hội thảo về tác động của Luật đất đai 2024… diễn ra thành công tốt đẹp.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, chúng ta phải thay đổi về tư duy, tầm nhìn, thống nhất về nhận thức, tư tưởng, phải vượt lên chính mình, hy sinh lợi ích cá nhân, vì lợi ích chung của đất nước...
100% biên chế cấp huyện hiện có được chuyển về cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện sẽ làm nòng cốt tại đơn vị hành chính mới...
Việt Nam - Trung Quốc nhất trí cho rằng, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thành công tốt đẹp, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai Đảng, hai nước...
Bộ Tài chính đề xuất nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng hai con số cần xây dựng cơ chế giúp doanh nghiệp tiếp cận các Quỹ đầu tư công nghệ, Quỹ đầu tư mạo hiểm...
Đề án sắp xếp vừa được phê duyệt xác định sẽ thành lập 11 đặc khu trực thuộc cấp tỉnh, mô hình thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố cũng sẽ được xóa bỏ...
Tại cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí thành lập Ủy ban hợp tác đường sắt giữa hai Chính phủ để thúc đẩy hợp tác đường sắt, đẩy mạnh kết nối hạ tầng giao thông chiến lược...
Hai hiệp hội có thể sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý Trung ương tổ chức một hội nghị toàn quốc vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6/2025. Nhằm vừa đánh giá tình hình, đưa ra các giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân thông qua đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…
Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết Trung ương 11 nêu rõ danh sách 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập; có 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương...
Sự thành công của đại hội đánh dấu một bước phát triển mới trong công tác xây dựng Đảng và góp phần định hướng, triển khai hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn mới…
Với việc Việt Nam - Mỹ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã mở "cánh cửa thép" lâu nay đóng chặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó...
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng...
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, quyết định của phía Mỹ hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày với các mặt hàng xuất khẩu của các nước vào Mỹ, trong đó Việt Nam là bước đi tích cực...
Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương chịu trách nhiệm toàn diện, tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, quản lý điểm đến du lịch trên địa bàn...