Startup "Uber xe đạp" Trung Quốc nhận thêm 800 triệu USD vốn đầu tư

Số vốn nhận được sẽ được Ofo tiếp tục rót vào cuộc chiến cạnh tranh "đốt tiền" ở cả trong nước và nước ngoài...
Startup "Uber xe đạp" Trung Quốc nhận thêm 800 triệu USD vốn đầu tư

Ofo hiện là một trong 2 startup chia sẻ xe đạp lớn nhất tại Trung Quốc

Ngày 13/3, startup chia sẻ xe đạp Ofo của Trung Quốc tuyên bố nhận được 866 triệu USD trong vòng gọi vốn mới đây từ các nhà đầu tư dẫn đầu là tập đoàn Alibaba.

Theo hãng thông tấn Xinhua, đây là con số kỷ lục trong một vòng huy động vốn của lĩnh vực chia sẻ xe đạp tại Trung Quốc. Ngoài Alibaba, các nhà đầu tư khác tham gia vòng gọi vốn này của Ofo còn có Haofeng Group, Tianhe Capital, công ty tài chính Ant Financial của Alibaba và Junli Capital.

Số vốn huy động được sẽ được Ofo rót vào cuộc cạnh tranh tốn kém với đối thủ Mobike - startup chia sẻ xe đạp được trợ vốn bởi Tencent (một trong những đối thủ lớn nhất của Alibaba tại Trung Quốc).

Năm ngoái, Tập đoàn Alibaba cũng dẫn đầu vòng gọi vốn 700 triệu USD của Ofo - thương vụ được tuyên bố một tháng sau khi Mobile cho biết nhận được 600 triệu USD vốn đầu tư từ Tencent.

Ofo và Mobike hiện là hai công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ xe đạp lớn nhất tại Trung Quốc. Cả hai startup này đều được định giá hơn 1 tỷ USD và đang cùng nắm giữ hơn 90% thị phần tại Trung Quốc. Đồng thời, cả Ofo và Mobike đều đang chi mạnh cho việc mở rộng ra các thị trường nước ngoài.

"Ofo đang chuyển từ giai đoạn tăng trưởng nhanh sang phát triển chất lượng cao", nhà sáng lập, CEO Dai Wai của Ofo nói trong một thông cáo. Ofo cho biết hiện có khoảng 200 người dùng trên toàn thế giới và có mặt tại 250 thành phố ở 21 quốc gia.

Tuy nhiên, các startup chia sẻ xe đạp tại Trung Quốc đều đang gặp vấn đề lớn về vốn, chủ yếu là do phải chi đậm để "đấu" với nhau. Từ năm ngoái, "bong bóng chia sẻ xe đạp" tại Trung Quốc bắt đầu vỡ khi có tới 60 startup đua nhau cạnh tranh.

Các startup cạn vốn bắt đầu sáp nhập với nhau hoặc bị thâu tóm. Trong đó có Bluegogo - startup bị mua lại một phần bởi Didi (startup gọi xe từng thâu tóm Uber tại Trung Quốc) vào cuối năm ngoái. Sự hiện diện của Didi trên thị trường chia sẻ xe đạp cũng là một vấn đề gây đau đầu cho Ofo và Mobile.

Didi hiện cung cấp nhiều loại dịch vụ chia sẻ xe đạp thông qua ứng dụng của các đối tác, trong đó có cả Ofo. Nhưng điều này không giúp ích nhiều cho Ofo bởi mối quan hệ hợp tác đó dẫn tới việc hành khách thậm chí sẽ dùng ứng dụng của Didi nhiều hơn và không phải cài đặt cả hai phần mềm.

Theo nhiều nhà phân tích, một giải pháp cho Ofo và Mobile là sáp nhập lại với nhau. Tuy nhiên, Alibaba và Tencent được cho là phản đối thương vụ này bởi cả hai đều muốn nắm quyền kiểm soát thị trường chia sẻ xe đạp tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…