Sự biến động của thị trường chứng khoán có thể tùy thuộc vào diễn biến thương chiến

Trong thời gian tới, VN-Index dự kiến sẽ tiến đến vùng kháng cự tiếp theo tại 1.270 - 1.280 điểm, tuy vậy, sự biến động của thị trường có thể tùy thuộc vào diễn biến thương chiến, nhà đầu tư cần cẩn trọng trong các phiên tới...

Sự biến động của thị trường chứng khoán có thể tùy thuộc vào diễn biến thương chiến

Chứng khoán ngày 4/2, VN-Index khởi sắc trong phiên giao dịch với mức tăng 11,65 điểm (+0,93%), chốt phiên tại 1.264,68 điểm. Đây là phiên phục hồi mạnh sau khi mất 12 điểm vào ngày 3/2, giúp chỉ số gần như lấy lại toàn bộ mức giảm trước đó.

Dòng tiền nhập cuộc mạnh mẽ với thanh khoản tăng vọt, tổng khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE đạt hơn 660 triệu đơn vị, tương đương giá trị 15.325 tỷ đồng, tăng 22% so với phiên trước.

Trong 10 mã đóng góp nổi bật vào chỉ số VN-Index với tổng cộng hơn 6 điểm thì nhóm ngân hàng góp mặt tới 8 mã gồm CTG, TCB, MBB, VCB, VPB, BID, STB, TPB, trong đó CTG đóng góp tới gần 1,8 điểm. Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực lấy đi hơn 0,79 điểm của VN-Index gồm: VHM, VNM, FRT, VJC, STG, HNA, NLG, SJS, VCF, TCM.

10 mã tăng kịch trần với một số đại diện nổi bật như VND, CTD, GEE hay QCG. Các mã EVF, BFC, FCN, ANV, DLG, PSH, HTN, KSB, NKG, PAN, NVL, AAA tăng từ hơn 3,5% đến hơn 5,6%...

Nhóm chứng khoán cũng ghi nhận phiên tích cực, với VND tăng trần và thanh khoản dẫn đầu thị trường, kéo theo đà tăng của các mã VIX (+3,15%), SSI (+2,02%), SHS (+6,98%).

Các cổ phiếu nguyên vật liệu như HPG, NKG, HSG cũng giao dịch khởi sắc. Tuy nhiên, một số cổ phiếu thuộc nhóm bán lẻ và du lịch – giải trí như FRT (-1,76%) và YEG (-0,34%) lại giảm nhẹ.

Nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin cũng có mức tăng khá, 0,52%, chủ yếu từ hai mã FPT và CMG.

Phiên này, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng có diễn biến khá tích cực với mức tăng 0,48%, chủ yếu từ các mã VIC, BCM, KDH, SSH, KBC, IDC, NVL, SIP, PDR, DXG… Chiều giảm gồm VHM, VPI, NLG, SNZ, KSF…

Dù thị trường giao dịch tích cực, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 970 tỷ đồng trên HOSE, tập trung vào VNM (-306 tỷ đồng), LPB (-241 tỷ đồng), FPT (-158 tỷ đồng). Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều gồm HPG (43 tỷ đồng), CTG (29 tỷ đồng), GEX (22 tỷ đồng HDB), FUESSVFL (18 tỷ đồng), TPB (18 tỷ đồng)...

anh-chup-man-hinh-2025-02-04-luc-200416.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Cơ hội mua mới tiếp tục gia tăng

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN)

Thị trường có thể sẽ giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước đó và VN-Index có thể có thể sẽ biến động trong khoảng 1.263 – 1.264 điểm. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, trong đó VNMidcaps có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên dòng tiền ở nhóm cổ phiếu midcaps có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những phiên giao dịch tới.

Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tăng mạnh cho thấy cơ hội mua mới tiếp tục gia tăng, nhưng chỉ báo tâm lý vẫn trong vùng rủi ro thấp. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và vẫn có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để mua mới.

VN-Index có thể tăng điểm lên vùng 1.280 – 1.285 trong ngắn hạn

Chứng khoán BIDV (BSC)

Những phiên tới, đà hồi phục của VN-Index phụ thuộc vào dòng tiền vào tại ngưỡng 1.265. Chỉ số có thể tiếp tục quán tính tăng điểm lên vùng 1.280 – 1.285 trong ngắn hạn.

Sự biến động của thị trường có thể tùy thuộc vào diễn biến thương chiến

Chứng khoán ACB (ACBS)

VN-Index thành công đảo chiều tăng điểm từ ngưỡng hỗ trợ 1.250, đưa điểm số đến vùng đỉnh giá ngắn hạn tại quanh ngưỡng 1.265 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì đà cải thiện là yếu tố tích cực, ủng hộ cho diễn biến tăng điểm này.

Bên cạnh đó, về khía cạnh phân tích kỹ thuật, VN-Index duy trì dao động theo kênh giá tăng trong biên độ 1.250 – 1.270 điểm, cho thấy dư địa tăng điểm vẫn còn. Vì thế, trong thời gian tới, VN-Index dự kiến sẽ tiến đến vùng kháng cự tiếp theo tại 1.270 - 1.280 điểm. Tuy vậy, sự biến động của thị trường có thể tùy thuộc vào diễn biến thương chiến. Do đó, nhà đầu tư cần cẩn trọng trong các phiên tới.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thương gia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...