Sữa Quốc tế giải thể công ty con sau chưa đầy một năm thành lập

Sau 9 tháng thành lập, Sữa Quốc tế quyết định giải thể một công ty con trong lĩnh vực bất động sản với giá trị góp vốn gần 500 tỷ đồng…
Sữa Quốc tế

Sữa Quốc tế giải thể công ty con chỉ sau chưa đầy một năm thành lập

Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (mã chứng khoán: IDP) vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc giải thể Công ty Cổ phần Đầu tư Green Light với lý do cơ cấu lại danh mục đầu tư. Tính đến thời điểm cuối quý 1/2023, Green Light cũng là công ty con duy nhất của IDP.

Trước đó, vào tháng 8/2022, Sữa Quốc tế thông qua việc góp vốn thành lập Công ty Cổ Phần Đầu tư Green Light với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trong đó IDP góp 99,98%, tương ứng 499,9 tỷ đồng. Green Light hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Trụ sở chính đặt tại 217 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TPHCM.

Điểm lại kết quả kinh doanh quý 1/2023, Sữa Quốc tế ghi nhận doanh thu thuần gần 1.577 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ doanh thu bán hàng và cung cấp hàng hóa của công ty mẹ.

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại ở chiều ngược lại khi giảm 8%, còn 218 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 41% cùng kỳ về mức 38,4%.

Năm 2023, Sữa Quốc tế đặt mục tiêu doanh thu đạt 7.141 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 776 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và giảm 4% so với kết quả năm 2022.

Như vậy, với kết quả đã đạt được trong quý 1, Sữa Quốc Tế đã thực hiện được 22% kế hoạch doanh thu và 28% kế hoạch lợi nhuận.

Tại diễn biến khác, IDP vừa chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 2 năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 45%, tương đương 1 cổ phiếu nhận về 4.500 đồng. Với gần 59 triệu cổ phiếu đang lưu hành, IDP dự chi hơn 265 tỷ đồng cho đợt cổ tức lần này. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày là 8/6/2023.

Trước đó, IDP đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 với tỷ lệ 15%. Tính cả đợt này, cổ đông IDP sẽ nhận được cổ tức cho năm 2022 với tổng tỷ lệ 60% bằng tiền.

Trong tháng 4 vừa qua, 2 cổ đông ngoại đã quyết định rót vốn vào IDP ngay trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 là Daytona Investments Pte. Ltd (Singapore) với khoảng 1,370 tỷ đồng và Quỹ Growtheum Capital Partners với khoảng 2,340 tỷ đồng.

Ước tính sơ bộ từ 2 thương vụ trên, 2 cổ đông ngoại đã và sắp rót vốn sẽ nắm gần 24% vốn cổ phần IDP với tổng giá trị khoảng 3.710 tỷ đồng. Số tiền thu được từ thương vụ sẽ được IDP sử dụng để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tại Việt Nam và toàn khu vực.

Xem thêm

DIC Corp hoàn tất thủ tục giải thể một công ty con

DIC Corp hoàn tất thủ tục giải thể một công ty con

Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã chứng khoán: DIG) đã giải thể Công ty cổ phần Thủy cung DIG. Các thủ tục giải thể công ty đã hoàn thành vào 21/2. Chủ trương giải thể đã được Hội đồng quản trị của DIC Corp thông qua từ tháng 5/2019...

Có thể bạn quan tâm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...