Tái cơ cấu các ngân hàng 0 đồng: Vẫn chậm và chưa triệt để

Đây là ý kiến của Kiểm toán Nhà nước khi đưa ra những góc nhìn khác nhau về việc mua lại các ngân hàng 0 đồng của Ngân hàng Nhà nước.
Tái cơ cấu các ngân hàng 0 đồng: Vẫn chậm và chưa triệt để

Theo cơ quan kiểm toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa kịp thời chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt và giám sát triển khai Phương án cơ cấu lại GPbank theo quy định tại Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; chậm phê duyệt Đề án tái cơ cấu GPbank, Oceanbank dẫn đến không thể triển khai các biện pháp nhằm giảm suy giảm tài chính của các ngân hàng được mua 0 đồng; công tác kiểm tra, giám sát đặc biệt của NHNN còn hạn chế.

Tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng 0 đồng là rất cao do chưa xử lý dứt điểm các khoản công nợ tồn đọng nhiều năm.

Tại GPbank, là 2.800 tỷ đồng, chiếm 59,32% dư nợ; Oceanbank là 14.234 tỷ đồng, chiếm 72,25% dư nợ. Với Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam thì nợ xấu của khách hàng (chưa bao gồm các tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng) là 18.073 tỷ đồng, chiếm 95% dư nợ.

Thực trạng tài chính của các ngân hàng 0 đồng không được cải thiện, hoạt động kinh doanh tiếp tục thua lỗ lớn.

Tại GPbank, từ thời điểm mua bắt buộc (7/7/2015) đến 31/12/2016 lỗ thêm 451 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến 31/12/2016 là 13.448 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 10.363 tỷ đồng.

Cùng với đó, tại OceanBank lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro năm 2016 là 1.417 tỷ đồng, gấp 2,07 lần so với năm 2015 (684 tỷ đồng), lỗ lũy kế đến 31/12/2016 là 15.894 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 11.625 tỷ đồng.

Trước đó, trả lời kiến nghị của cử tri, tại công văn số 1220/2018/NHNN-VP, Ngân hàng Nhà nước cho biết, 3 ngân hàng là Xây dựng, Dầu khí Toàn cầu và Đại Dương bị thua lỗ lớn, có nguy cơ đổ vỡ cao và lâm vào tình trạng phá sản. Phương án mua bắt buộc 3 ngân hàng là giải pháp cuối cùng khi không còn giải pháp xử lý khác khả thi hơn.

Theo Ngân hàng Nhà nước, có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện giải pháp mua bắt buộc và trên thực tế, giải pháp này đã có tác dụng tích cực ngay lập tức đến tâm lý thị trường: người gửi tiền ngừng rút tiền ồ ạt, quay trở lại gửi tiền tại 3 ngân hàng, đồng thời Ngân hàng Nhà nước không phải hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng này.

 >> Chuyển nhượng ngân hàng 0 đồng với giá nào là hợp lý?

Có thể bạn quan tâm

Ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng nhà nước

Thêm bộ khung để kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền

Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam đảm bảo đáp ứng thực tiễn nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài...

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi mới điều hành, tiến tới bỏ cơ chế phân bổ room tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, nỗ lực đạt tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống dự kiến 16%...

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Việc đồng USD suy yếu trong tháng 1 đã giúp giảm đáng kể áp lực lên tỷ giá, song thách thức vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới...

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Qua so sánh với tháng trước, biểu lãi suất huy động của ngân hàng LPBank tháng 2/2025 không có sự điều chỉnh mới. Theo đó, các khoản tiền gửi tại quầy với kỳ hạn 1 tháng đến 60 tháng được áp dụng mức lãi suất là 3,1 – 5,5%/năm…