Tăng hạn mức tín dụng cho chứng khoán là hợp lý

Theo quan điểm cá nhân của bà Nguyễn Thị Thùy Linh – Trưởng phòng Phân tích cổ phiếu, Trung tâm phân tích SSI, chưa rõ đề xuất việc tăng tín dụng cho ngành chứng khoán cụ thể sẽ ra sao nhưng việc gia tăng so với tỷ lệ 5% là có cơ sở hợp lý.
Tăng hạn mức tín dụng cho chứng khoán là hợp lý

Hiện nay, theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN và Thông tư 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng không được cấp tín dụng vượt quá 5% vốn điều lệ của mình cho khách hàng đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, sở hữu cổ phần. Các ngân hàng cũng không được cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp vượt quá 5% vốn điều lệ của mình.

Đồng thời, các ngân hàng luôn phải tuân thủ các hệ số an toàn hoạt động, trong đó có hệ số an toàn vốn (CAR), theo đó dư nợ tín dụng kinh doanh chứng khoán được áp hệ số rủi ro khá cao, ở mức 150% theo quy định tại cả Thông tư 41/2016/TT-NHNN và Thông tư 22/2019/TT-NHNN.

Tuy nhiên, vừa qua, Bộ Tài chính đã kiến nghị NHNN nghiên cứu tăng hạn mức tín dụng 5% cho vay kinh doanh chứng khoán, đồng thời, áp dụng các giải pháp quản lý khác để tăng cường chất lượng tín dụng và tránh rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Theo bà Thùy Linh, lý do cần phải tăng hạn mức cho thị trường chứng khóa là về quy mô thị trường cổ phiếu, từ năm 2014 đến nay, cùng với việc gia tăng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước, đã có thêm rất nhiều doanh nghiệp trở thành công ty đại chúng và niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Đồng thời, các doanh nghiệp niêm yết từ trước cũng không ngừng gia tăng quy mô. Quy mô vốn hóa thị trường niêm yết (HoSE và HNX) đã tăng 210%, trong khi đó, vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại trong nước chỉ tăng 35,2%, do nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong việc phát hành tăng vốn.

Tổng mức vốn ngân hàng được phép cho vay kinh doanh chứng khoán so với tổng vốn hóa thị trường niêm yết đã giảm đi khá nhiều, từ mức 1,94% cuối năm 2014 xuống 0,88% cuối năm 2019. Đó là chưa tính đến quy mô vốn hóa của sàn UPCoM, vốn chưa được phép cho vay margin, đã tăng 3,8 lần và hiện đã cao hơn 27% tổng mức vốn hóa của 2 sàn chính thức HoSE và HNX.

Thanh khoản trung bình phiên của thị trường đã tăng 26,7% từ 2014 đến 2019. Tuy nhiên, chu kỳ thanh toán của thị trường Việt Nam vẫn là T+2. Có nghĩa là sau 2 ngày khớp lệnh 'bán' thì tiền mới về tài khoản người bán, trong khi cổ phiếu đã phải giao ngay trong ngày giao dịch. Điều này tạo ra nhu cầu vay tiền ứng trước lớn hơn trước đây để có thể tiếp tục mua chứng khoán trước khi tiền về tài khoản.

Hơn nữa, về phạm vi kinh doanh chứng khoán, trong những năm gần đây, các công ty chứng khoán đang ngày càng gia tăng quy mô vào đầu tư, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp; theo chủ trương phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Nhà nước. Trong khi đó, các khoản tín dụng cho các công ty chứng khoán được mặc định xếp vào khoản cho vay kinh doanh chứng khoán (5%) mà đúng ra có thể được tính thêm vào hạn mức cho vay để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (5%). 

Xem thêm

Chứng khoán tháng 5: Điều gì chờ đợi?

Chứng khoán tháng 5: Điều gì chờ đợi?

Dù dòng tiền nội đã rất nỗ lực trong tháng 4 nhưng việc khối ngoại vẫn liên tiếp bán ròng, cùng với hiệu ứng "sell in may" vẫn là những yếu tố tác động mạnh đến tâm lý các nhà đầu tư chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm